ĐTO - Chiều 24/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh (Ban Đại diện) chủ trì họp tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ban Đại diện.
Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:
– Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a. Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm … phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi.
b. Mua sắm các công cụ lao động nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ sâu …
c. Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật…
d. Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ …
e. Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ…
g. Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.
– Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở:
a. Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính phủ.
b. Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài.
a. Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như: cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng…
b. Cho vay góp vốn xây dựng thủy điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia.
Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch đến từng hộ.
Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay làm giếng khơi; giếng khoan; xây bể lọc nước, chứa nước …
Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập:
Các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập (sách, vở, bút mực…) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông.
Loại cho vay và thời hạn cho vay
-Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;
-Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
Thời hạn, lãi suất, phương thức và mức cho vay
Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
-Mục đích sử dụng vốn vay;
-Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
-Khả năng trả nợ của hộ vay;
-Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
– Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH.
– Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.
– Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác.
– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và Bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định tại văn bản này.
Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ (hiện nay, mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 100 triệu đồng/hộ).
Bộ hồ sơ cho vay được NHCSXH cấp miễn phí và thống nhất theo mẫu in sẵn trên phạm vi toàn quốc.
Danh mục hồ sơ cho vay bao gồm:
a. Đối với hộ vay: hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) và gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.
b. Hồ sơ do tổ tiết kiệm và vay vốn lập:
-Lần đầu, khi mới thành lập, tổ gửi Bên cho vay các loại giấy tờ theo quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn như Biên bản họp thành lập tổ và thông qua quy ước hoạt động (mẫu số 10/CVHN),…
-Mỗi lần vay, tổ gửi Bên cho vay danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN).
-Trong quá trình hoạt động, tổ lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của thành viên (mẫu số 13/CVHN) (nếu có)
-Thông báo phê duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn (mẫu số 04/CVHN)
-Thông báo chuyển nợ quá hạn (mẫu số 05/CVHN) (nếu có).
-Phiếu kiểm tra sau khi cho vay (mẫu số 06/ CVHN).
d. Hồ sơ do hộ nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn và Bên cho vay cùng lập:
-Sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 02/CVHN).
-Văn bản thỏa thuận ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số 11/CVHN) (nếu có).
Đối với hộ nghèo: giữ sổ tiết kiệm và vay vốn.
Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn: lưu giữ đầy đủ các giấy tờ quy định tại điểm b mục 10.1.
-Bộ phận kế toán: lưu giữ toàn bộ hồ sơ gốc gồm các giấy tờ quy định tại mục 10.1 văn bản này trừ sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi của thành viên (mẫu số 13/CVHN) nêu tại điểm b.
– Bộ phận tín dụng: lập và lưu giữ các tài liệu:
+ Sổ theo dõi cho vay hộ nghèo theo địa bàn quản lý.
+ Danh sách hộ nghèo trong địa bàn quản lý;
+ Các báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, thu nợ, gửi tiết kiệm … đối với hộ nghèo.
Như vậy việc lưu giữ những bộ hồ sơ là việc rất cần thiết. Những bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh mục theo dõi và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ. Trường hợp bộ phận tín dụng cần sử dụng hồ sơ cho vay để xử lý công việc khi cần thiết thì phải sao chép số liệu trong hồ sơ gốc.
Trên đây là bài viết chi tiết về mẫu đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội mà Luật Dương Gia cung cấp cho quý bạn đọc.
Thực hiện văn bản số 594/NHCS-HCTC ngày 28/7/2021 của Giám đốc Chi nhánh v/v điều chỉnh thời gian làm việc.
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh và thực tế trên địa bàn huyện, thành phố liên tục có các ca bệnh, sau khi trao đổi với Công đoàn cơ sở Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Giám đốc Chi nhánh thông báo thời gian làm việc, cụ thể:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 đến 11giờ 30.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
Thời gian thực hiện kể từ ngày 28/7/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Giám đốc Chi nhánh yêu cầu Lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ Hội sở tỉnh, Giám đốc Phòng giao dịch, chủ tịch Công đoàn bộ phận huyện, thành phố triển khai, tuyên truyền đến cán bộ, người lao động thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo.
Năm 1993 - 1994, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi người nghèo trên cơ sở góp vốn từ 3 ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 100 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 200 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 132 tỷ đồng.
Tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Ngân hàng Phục vụ người nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, việc cho vay ủy thác hoàn toàn qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Sau 7 năm hoạt động 1996 - 2002 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã lên tới 7.083 tỷ đồng với hơn 2 triệu hộ nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất với tổng dư nợ 7.022 tỷ đồng.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu rõ “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Nhà nước, chức năng cho vay của Ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thương mại”. Về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết IX: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo”. Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo.
Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.
Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Hoạt động của NHCSXH đã và đang được tiếp tục xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 203,5 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm nghìn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước; đã hỗ trợ vốn cho trên 13,4 triệu lượt hộ nghèo; số khách hàng còn dư nợ là gần 8,4 triệu khách hàng, tăng hơn 6,4 triệu khách hàng so với 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo; dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ năm 2002 lên 13,00 triệu đồng/hộ vào tháng 10 năm 2012.
Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp 2,8 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; thu hút được 3,0 triệu lao động có việc làm mới; xây dựng được gần 4,5 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 3,0 lượt triệu học sinh, sinh viên; 100 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long; hơn 500 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ chính sách chưa có nhà ở; gần 100 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động; nợ xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ) xuống còn 1,31% vào tháng 10 năm 2012.
NHCSXH còn là thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế: Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) từ năm 2006; Hiệp hội Ngân hàng Phục vụ người nghèo (BWTP) từ năm 2007; Phong trào tín dụng vi mô toàn cầu (MCS) từ năm 1997. Ngoài ra, NHCSXH còn hợp tác với các tổ chức tài chính và phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) như: WB, ADB, AFD, JBIC, KFW, USAID, DFID, AusAID, DANIDA,… thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Hiện nay, NHCSXH đang hỗ trợ kỹ thuật cho Ngân hàng Chính sách Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (NAYOBY).
Kết quả về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo mỗi năm là 2%, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo ở mức 5,25%, NHCSXH sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể xã hội hóa hoạt động; góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015; quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu nhằm ổn định chính trị - xã hội của đất nước.