Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Bán Hàng

Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Bán Hàng

Bạn đang lo lắng không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì trong buổi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng? Bạn nên chuẩn bị những câu hỏi nào trước khi đến buổi phỏng vấn để có thể chinh phục nhà tuyển dụng?  HR Insider đã tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn của mình nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Cùng xem nhé!

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng

Có 4 câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi trong buổi phỏng vấn ở vị trí chăm sóc khách hàng.

Câu 1: Chăm sóc khách hàng là gì? – Với câu hỏi này, ngoài việc đưa ra khái niệm lý thuyết, bạn cần đưa thêm ý kiến và quan điểm cá nhân của bản thân. Như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng ghi nhớ bạn vì sự khác biệt này.

Câu 2: Bạn hiểu như thế nào về công việc này và về công ty? – Đó là lý do vì sao bạn nên chuẩn bị tốt phần kiến thức và thông tin về công ty mà mình ứng tuyển. Hãy trả lời rành mạch những gì bạn biết về công ty và về lĩnh vực này trong tâm thế thoải mái.

Câu 3: Bạn cần có những kỹ năng nào trong công việc này? – Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được ưu điểm của bnaj thông qua những kỹ năng mềm mà bạn có.

Câu 4: Khi gặp khách hàng khó tính, bạn sẽ xử lý như thế nào? – Thông thường, câu hỏi này sẽ được đưa ra với dạng tình huống. Và dù cho bạn có giải quyết nó như thế nào thì vẫn phải luôn nhớ một phương châm “khách hàng là thượng đế”, và lợi ích của công ty luôn đặt lên hàng đầu.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Biên Hòa, thì đây là cơ hội tốt để tìm những vị trí chăm sóc khách hàng hấp dẫn tại khu vực này. Tương tự, việc làm Gò Vấp cũng mở ra nhiều cơ hội cho những ai muốn phát triển sự nghiệp tại thành phố. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc làm Hóc Môn hoặc các khu vực ngoại thành, có rất nhiều công việc tiềm năng để lựa chọn. Khu vực miền Tây như việc làm Bến Tre hay miền Trung như việc làm Bình Thuận cũng có nhiều cơ hội không kém cho người lao động.

Đối với vị trí nhân viên ngân hàng, những câu hỏi thường sẽ xoay quanh các vấn đề: giới thiệu bản thân, giải quyết các vấn đề trong việc cho vay, kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương,…

Để trả lời được những câu hỏi này, bạn cần bình tĩnh và cẩn trọng. Hãy đánh vào điểm trọng tâm câu hỏi và trả lời kèm theo những con số thành tích đã đạt được. Phần giải quyết tình huống, bạn nên trả lời khi đã suy nghĩ kỹ và hạn chế chọn những cách giải quyết gây tổn thất cho ngân hàng.

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và câu trả lời?

Đây là bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp và câu trả lời chi tiết giúp bạn có thể tham khảo và ghi điểm cao với nhà tuyển dụng.

Bạn cần giữ sự tập trung khi trả lời câu hỏi này. Hàng hóa ở bất kỳ đâu cũng sẽ nhiều và đa dạng, do đó câu trả lời của bạn nên tập trung vào khách hàng.

Thái độ bán hàng và sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng chính là 2 yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng.

Một nhân viên bán hàng giỏi là người đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu của khách hàng và phù hợp với khách hàng. Dù đó là lần đầu tiên đến cửa hàng, thì nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là phải làm sao để khách hàng cảm thấy họ được chăm sóc và phục vụ tốt nhất. Bên cạnh đó cần thể hiện được sự tôn trọng và thân thiện với khách hàng.

Vị trí nhân viên bán hàng sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau. Tất nhiên trong đó sẽ có những khách hàng cư xử có thể thô lỗ và gay gắt. Cách tốt nhất là nhân viên bán hàng cần giữ được sự bình tĩnh và cư xử thật hòa nhã. Cố gắng vận dụng sự khéo léo và tinh tế của mình để xoay chuyển tình huống và giải tỏa sự căng thẳng của khách hàng. Cần tìm hiểu nguyên nhân sự việc để có cách giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng nhất.

Câu trả lời mà nhà tuyển dụng mong chờ từ bạn chính là đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo tình huống. Vì vậy, bạn hãy kể về một trường hợp mà bạn đã bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó.

“Tôi nghĩ rằng sự phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.

Trường hợp này, bạn hãy trả lời thẳng thắn với nhà tuyển dụng bên những điểm yếu của bạn dưới góc nhìn từ những người xung quanh hoặc từ những người cùng làm việc với chính bạn trước đó. Hãy nhấn mạnh rằng bạn có thể nhận thức được những điểm yếu này của bản thân và đang trong quá trình khắc phục những điểm yếu này.

Đây là một câu hỏi khá khó để bạn có thể để trả lời và đem lại sự hài lòng cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy trả lời theo định hướng việc lấy khách hàng làm trọng tâm cũng như sản phẩm của công ty làm trung tâm của câu trả lời của mình.

Liệu bạn đang có nghĩ xa hơn về sự nghiệp của mình trong tương lai hay không? Đây chính là vấn đề mà nhà tuyển dụng mong muốn được giải đáp khi đặt câu hỏi này cho bạn. Vì vậy bạn có thể để trả lời cho nhà tuyển dụng về mục tiêu của mình theo hướng dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như mục tiêu trong vòng 1 năm tới của bạn bạn là gì hoặc mục tiêu trong vòng 5 năm tới của bạn như thế nào?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ muốn kiểm tra về kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp của bạn như thế nào. Bạn nên trả lời rằng trước khi tư vấn về sản phẩm cho khách hàng bạn sẽ tìm hiểu về nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm, sau đó bạn sẽ tư vấn những ưu điểm cũng như những đặc điểm của sản phẩm có thể đáp ứng được mong muốn đó của khách hàng.

Đối với câu hỏi này, bạn cần tìm hiểu trước về các thông tin cơ bản của doanh nghiệp hoặc công ty mà bạn đến ứng tuyển. Từ đó trả lời ngắn gọn về những gì bạn đã tìm hiểu được về sản phẩm của doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ.

Khi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn nhân viên bán hàng, việc nắm vững bộ câu hỏi phỏng vấn là rất quan trọng để đánh giá chính xác kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Đặc biệt, nếu bạn đang tìm kiếm các vị trí tuyển nhân viên bán hàng hoặc các cơ hội công việc bán thời gian, việc chuẩn bị kỹ càng cho câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn chọn được người phù hợp. Nếu bạn cần một cv xin việc ấn tượng hoặc đang tìm kiếm cách apply job hiệu quả, những mẹo và câu hỏi phỏng vấn phù hợp sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ là một buổi phỏng vấn thú vị, bởi đa số nhà tuyển dụng ở lĩnh vực này đều sẽ không đưa ra câu hỏi lý thuyết mà thay vào đó là giải quyết tình huống “khó đỡ” khi gặp khách hàng.

Nội dung ban đầu của buổi phỏng vấn sẽ không thể thiếu các phần chính: giới thiệu thông tin cá nhân, tại sao bạn muốn làm việc ở vị trí này, điểm yếu và điểm mạnh, bạn đã làm qua vị trí này ở đâu chưa,…

Phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ không quá khó khăn, chỉ cần bạn bình tĩnh và tự tin thì mọi tình huống đều có thể dễ dàng được giải quyết.

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp

1. Hãy giới thiệu sơ lược về bản thân

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng kiểm tra các thông tin trong CV mà bạn đã nộp. Hãy trả lời chỉn chu, đúng trọng tâm, tránh trả lời lan man, dài dòng.

Xem thêm: Top 9 trang web tạo CV online miễn phí giúp bạn tỏa sáng trước nhà tuyển dụng

2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Hãy tập trung trả lời ưu và nhược điểm sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển. Với vị trí nhân viên bán hàng, bạn có thể đưa ra các điểm mạnh như tinh thần trách nhiệm cao, khả năng giao tiếp, khả năng xử lý vấn đề,… Về điểm yếu, hãy chọn những nhược điểm có thể dễ dàng sửa đổi, bạn có thể đề xuất cách tự khắc phục. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng về bạn là một người trung thực, sẵn sàng học hỏi.

3. Bạn mong muốn gì cho công việc?

Với câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này, bạn có thể trả lời về môi trường làm việc thân thiện, sự ổn định trong công việc, có cơ hội được chứng minh năng lực và được rèn luyện, phát triển bản thân, được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo xuất sắc,…

4. Bạn sẽ làm được gì cho chúng tôi?

Hãy thể hiện những thành tích có liên quan đến vị trí bán hàng mà bạn đã đạt được trong công việc trước đó. Ngoài ra, hãy cam kết mang lại lợi nhuận cho công ty và chứng tỏ sự nhiệt huyết, yêu nghề, mong muốn gắn bó dài lâu với công ty.

5. Vì sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Hãy đưa ra lý do vì sao chúng tôi nên chọn bạn?

Đây là câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng được nhiều nhà tuyển dụng đều đặt cho ứng viên. Hãy thể hiện mối liên kết giữa mục tiêu nghề nghiệp của bạn và vị trí ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận bạn là người có tầm nhìn chiến lược, lâu dài.

6. Theo bạn, thế nào là dịch vụ khách hàng tốt?

Dịch vụ khách hàng tốt phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, nhân viên bán hàng là người thể hiện sự tôn trọng, thân thiện, chăm sóc và phục vụ tốt nhất đến mọi đối tượng khách hàng.

7. Hãy kể về một lần khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ bạn mang lại?

Hãy đưa ra ví dụ cụ thể và thể hiện sự nhiệt tình, tận tình của bạn trong quá trình bán hàng.

8. Bạn sẽ giải quyết thế nào nếu khách hàng có thái độ không tốt?

Trong quá trình bán hàng, bạn sẽ phải tương tác với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, những khách hàng có thái độ thô lỗ, gay gắt là điều không thể tránh khỏi. Bạn cần thể hiện sự bình tĩnh khi tìm hiểu nguyên nhân và thái độ khéo léo, tinh tế khi xoay chuyển tình huống và giải tỏa sự căng thẳng của khách hàng.

9. Hãy giới thiệu về sản phẩm mà công ty theo vốn hiểu biết của bạn?

Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra bạn có tìm hiểu trước về sản phẩm của công ty hay không. Nếu đưa ra câu trả lời khéo léo, đây là câu trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

10. Mục tiêu dài hạn của bạn trong công việc là gì?

Thái độ cầu tiến, tích cực học hỏi những kinh nghiệm trong công việc sẽ cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu của bạn. Hãy đưa ra kế hoạch cụ thể để phát triển sự nghiệp và đặt mục tiêu này mang lại sự phát triển cho công ty.

11. Theo bạn, các chỉ tiêu nào là quan trọng nhất để đánh giá năng lực của nhân viên bán hàng?

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể chứng minh năng lực cá nhân qua doanh số bán hàng, mang lại lợi nhuận cho công ty.

12. Bạn sẽ làm gì nếu không hoàn thành doanh số tháng?

Bạn sẽ đánh giá lại cách làm việc của bản thân và đặt ra mục tiêu cụ thể cho tháng tới để đảm bảo hoàn thành hoặc vượt qua doanh số.

13. Khi nào bạn ngừng theo đuổi khách hàng?

Câu trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng còn phụ thuộc vào chiến lược của công ty, tuy nhiên, hãy thể hiện sự kiên trì và nỗ lực theo đuổi khách hàng đến cùng để mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

14. Bạn cảm thấy thoải mái nhất khi bán hàng cho đối tượng khách hàng nào và vì sao?

Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khéo léo rằng bạn luôn sẵn sàng phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Nếu phải trả lời cụ thể hơn, bạn có thể đưa ra ví dụ về một khách hàng mà bạn ấn tượng nhất và thể hiện cách bán hàng của bạn ra sao với khách hàng này.

15. Bạn thích điều gì nhất trong quá trình bán hàng?

Hãy đưa ra điều khiến bạn yêu thích nhất trong quá trình bán hàng liên quan đến giá trị, sứ mệnh của công ty ứng tuyển.

16. Hãy nêu 3 tính từ mà khách hàng đã sử dụng để nhận xét bạn?

Một nhân viên bán hàng cần biết mình được khách hàng đánh giá ra sao. Qua câu trả lời này, nhà tuyển dụng có thể biết được những điểm mạnh và hạn chế của bạn trong công việc.

17. Làm thế nào bạn có thể giữ nụ cười khi tiếp xúc với khách hàng trong một ngày?

Câu trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định thái độ của bạn khi tiếp xúc với khách hàng. Hãy thể hiện sự lạc quan của bạn qua tinh thần làm việc tích cực, khả năng thoát khỏi sự khó chịu,…

18. Bạn nghĩ công ty của chúng tôi nên cải thiện điều gì để quy trình bán hàng được tốt hơn?

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này của nhà tuyển dụng nhằm đánh giá bạn có nghiên cứu nghiêm túc về công ty trước khi tham gia phỏng vấn hay không. Đồng thời, nếu bạn đưa ra câu trả lời khéo léo, điều này sẽ thể hiện khả năng bán hàng và tư duy sáng tạo của bạn.

19. Bạn nghĩ gì khi bỏ ra nhiều thời gian nuôi dưỡng khách hàng thay vì “săn” khách hàng mới?

Công việc của nhân viên bán hàng không chỉ là tìm kiếm mà còn giữ chân khách hàng. Hãy nêu rõ tầm quan trọng của chiến lược giữ chân khách hàng và đưa ra một số ví dụ cụ thể mà bạn đã giữ chân khách hàng thành công.

20. Bạn nghĩ như thế nào về sự hợp tác trong đội ngũ bán hàng?

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này giúp nhà tuyển dụng đánh giá tinh thần hợp tác, làm việc nhóm của bạn đối với các thành viên khác. Nhờ đó, cải thiện kết quả kinh doanh ra sao và mang đến lợi nhuận thế nào.

Xem thêm: 5 lưu ý trước khi phỏng vấn giúp tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng