Mua phần mềm nước ngoài có chịu thuế nhà thầu không? Hãng kiểm toán ES xin giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
#1. Cách tính thuế nhà thầu phần mềm
Thuế GTGT: Không phải nộp thuế GTGT vì là đối tượng không chịu thuế
(1) Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
(2) Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
#4. Nộp thuế nhà thầu phần mềm khi nào?
Nộp thuế nhà thầu phần mềm hay nộp thuế nhà thầu là khi nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Theo đó, DN Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đó.
#5. Thuế nhà thầu dịch vụ thiết kế, bảo hành, quản lý, đào tạo…
Theo Công văn 13409/CT-TTHT ngày 02/04/2018 của cục thuế TP Hà Nội
Trường hợp Đơn vị chuẩn bị ký Hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài để thực hiện gói thầu số 09 – Hệ thống thu vé tự động, hợp đồng tách riêng giá trị máy móc thiết bị, dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, bảo hành … (chưa bao gồm thuế TNDN, chưa bao gồm thuế GTGT), đơn vị thực hiện nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài theo phương pháp trực tiếp thì:
Trường hợp doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT thì phải quy đổi ra doanh thu có thuế GTGT.
Tỷ lệ % thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế cụ thể như sau:
Trường hợp doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN thì phải quy đổi ra doanh thu có thuế TNDN.
Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế cụ thể như sau:
#1. Thuế nhà thầu mua bản quyền phần mềm nước ngoài và dịch vụ kèm theo
Công văn số 67597/CT-TTHT ngày 31/10/2016 của Cục thuế TP. Hà Nội
Trường hợp Công ty ký hợp đồng mua bản quyền phần mềm kèm theo dịch vụ bảo hành phần mềm của Công ty ở nước ngoài thì thu nhập từ hợp đồng này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Vì vậy, Công ty chỉ khấu trừ, nộp thay thuế TNDN, miễn khấu trừ thuế GTGT.
Bạn đọc tham khảo trường hợp của Công ty TTCL Public dưới đây:
Theo Công văn 4851/CT-TTHT ngày 27/05/2016 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh:
Trường hợp của Công ty theo trình bày Công ty TTCL Public (Công ty mẹ tại Thái Lan) ký hợp đồng trực tiếp mua phần mềm Cadworx từ nhà cung cấp phầm mềm tại Thái Lan sau đó bán lại cho Công ty để phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty tại Việt Nam thì:
Các hồ sơ, chứng từ như: Hợp đồng ký kết giữa Công ty mẹ với Công ty cung cấp phần mềm, thư đề nghị thanh toán tiền của Công ty mẹ kèm theo hóa đơn (phí dịch vụ giá trị phần mềm), chứng từ thanh toán, hồ sơ khai nộp thuế nhà thầu là căn cứ để Công ty tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này
#3. Thuế nhà thầu dịch vụ bảo trì phần mềm
Theo Công văn 11655/CT-TTHT ngày 27/12/2014 của cục thuế TP Hồ Chí Minh:
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày ký hợp đồng mua sản phẩm phần mềm qua internet của tổ chức nước ngoài (kèm theo dịch vụ bảo trì phần mềm) thì khi thanh toán tiền cho tổ chức nước ngoài Công ty có trách nhiệm tính, khấu trừ, kê khai và nộp thuế nhà thầu cụ thể như sau:
Trường hợp theo thỏa thuận tại Hợp đồng nhà thầu, số tiền thanh toán cho Nhà thầu đã bao gồm thuế nhà thầu thì tiền thuế TNDN nhà thầu, Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Bạn đọc tham khảo trường hợp của Công ty Toyata Tsusho Việt Nam để hiểu rõ hơn về nội dung này:
Ngày 2 tháng 10 năm 2017, Cục thuế Hà nội đã có Công văn số 65143/CT-TTHT gửi trả lời các vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có câu trả lời các vấn đề liên quan đến thuế nhà thầu nước ngoài khi công ty Việt Nam chi trả tiền mua phần mềm, dịch vụ bảo trì phần mềm và dịch vụ thuê đường trường cho các nhà cung cấp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam.
Công ty mua phần mềm SAP từ nước ngoài và trả một khoản phí cố định. Sau đó khi triển khai sử dụng hàng tháng công ty phải trả tiền phí bảo trì và phí sử dụng cho từng user, phí đường truyền (thuê của một công ty bên Nhật Bản khác thực hiện). Vậy công ty sẽ phải tính nộp thuế nhà thầu cho từng loại sản phẩm dịch vụ theo thuế suất như thế nào cho các trường hợp:
2/ Tiền phí bảo trì, phí sử dụng cho từng user hàng tháng
3/ Tiền thuê đường truyền hàng tháng trả cho một công ty độc lập.
Căn cứ quyết định hiện hành và giả sử hợp đồng tách riêng giá trị từng hoạt động hoặc ký riêng với các nhà cung cấp khác nhau thì thuế nhà thầu được áp dụng như sau:
Thuế giá trị gia tăng: Phần mềm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Thuế TNDN: Tỷ lệ 10% theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 13 Thông tư 103
- Đối với dịch vụ bảo trì, sử dụng phần mềm cho từng user
Thuế giá trị gia tăng: Nếu các dịch vụ trên là dịch vụ phần mềm theo quy định của Luật Công nghệ thông tin thì đối tượng không chịu thuế GTGT. Nếu không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định thì áp dụng tỷ lệ % thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại TT103
Cách nộp thuế nhà thầu phần mềm
Cách nộp thuế nhà thầu phần mềm tương tự với cách nộp thuế nhà thầu
#2. Thuế nhà thầu bản quyền phần mềm
Theo Công văn 6010/CT-TTHT ngày 28/06/2016 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh
Trường hợp Công ty theo trình bày mua sản phẩm phần mềm đồ họa của Tổ chức nước ngoài (dưới dạng đĩa hoặc bản giấy) và nhập khẩu về Việt Nam qua đường hàng không thì khi thanh toán tiền mua phần mềm nêu trên cho tổ chức nước ngoài Công ty có trách nhiệm tính, khấu trừ, kê khai và nộp thuế nhà thầu cụ thể như sau:
#3. Nộp thuế nhà thầu phần mềm để làm gì?
Nộp thuế nhà thầu phần mềm là một trong những cách thức để giúp DN hợp pháp hóa những khoản chi phí phát sinh với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
#1. Mua phần mềm nước ngoài có chịu thuế nhà thầu không?
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định:
“Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.”
Theo khoản 21 điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:
“Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”
Theo điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng chịu thuế GTGT 10%:
“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”
Theo khoản 3 điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 quy định về thuế nhà thầu:
“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).
“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, "Chuyển giao công nghệ" quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Theo khoản 2 điều 11 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định Tỷ lệ % để tính thuế GTGT thuế nhà thầu cụ thể như sau:
“Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị -> Chịu thuế là 5 %”
Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
Theo khoản 2 điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định Tỷ lệ % để tính thuế TNDN thuế nhà thầu cụ thể như sau:
“Thu nhập bản quyền -> Chịu thuế là 10 %”
“ Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan -> Chịu thuế là 5 %”
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp.
Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
- Khi thanh toán tiền mua phần mềm nhập khẩu (Bản quyền phần mềm) DN bạn phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu theo tỷ lệ cụ thể như sau:
Thuế TNDN: Doanh thu tính thuế TNDN (X) tỷ lệ 10% trên doanh thu tính thuế TNDN.
Thuế GTGT: Không phải nộp thuế GTGT vì là đối tượng không chịu thuế.
- Khi thanh toán các khoản phí dịch vụ trong quá trình nhập khẩu phần mềm thì DN bạn phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu theo tỷ lệ như sau:
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT ( X ) Tỷ lệ là 5% trên doanh thu tính thuế GTGT
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN ( X ) Tỷ lệ là 5% trên doanh thu tính thuế TNDN.
- Thư đề nghị thanh toán của Công ty nước ngoài (kèm hóa đơn phí dịch vụ)
- Chứng từ thanh toán (Nếu giá trị > 20tr phải chuyển khoản)
- Hồ sơ, chứng từ khai và nộp thuế nhà thầu.