Trong xã hội hiện nay, mỗi người đều muốn lựa chọn, tìm cho mình được một công việc phù hợp với bản thân. Và việc cố gắng học tập, rèn luyện để đặt chân vào ngưỡng cửa đại học là hy vọng của hầu hết các bạn học sinh.
Thời gian tối đa được phép học song bằng đối với sinh viên là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về chương trình đào tạo và thời gian học tập như sau:
Chương trình đào tạo và thời gian học tập
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Như vậy, thời gian tối đa được phép học song bằng đối với sinh viên chính là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất.
Theo đó, thời gian tối đa trong trường hợp này được quy định trong quy chế của trường nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Để học song bằng đại học sinh viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về học cùng lúc hai chương trình như sau:
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
Như vậy, sinh viên được đăng ký học song bằng khi tại chương trình thứ nhất đã được xếp trình độ năm thứ 2. Tại thời điểm đăng ký học phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
+ Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
+ Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
Có phải bằng cử nhân là bằng đại học?
Theo quy định của khoản 2 Điều 12 Luật Giáo dục năm 2019, các văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng cùng trình độ.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục đại học 2012 cũng quy định trong Điều 38 về văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng cùng trình độ.
Vì thế, cử nhân là tên gọi chung dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học và bằng cử nhân được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho sinh viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp hệ chính quy bậc đại học. Như vậy, bằng cử nhân cũng chính là bằng đại học.
Cụm từ liên quan đến bằng đại học tiếng Anh là gì?
Các cụm từ liên quan đến bằng đại học tiếng Anh thường được sử dụng đi kèm, người học có thể tham khảo các cụm từ sau đây:
Bằng cử nhân có những loại nào?
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về các loại bằng cử nhân trong chương trình giáo dục đại học, mà chỉ đề cập chung chung rằng bằng cử nhân là một loại văn bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ở một số quốc gia trên thế giới, căn cứ vào chuyên ngành, lĩnh vực cấp bằng, bằng cử nhân được chia thành hai loại chính, cụ thể như sau:
Việt Nam tính tới hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về các loại bằng cử nhân trong chương trình đại học, mà chỉ là khái niệm bằng cử nhân là bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chung chung. Tuy vậy, ở các quốc gia trên thế giới, bằng cử nhân được chia thành 02 loại căn cứ vào ngành và lĩnh vực cấp bằng.
Bằng Cử nhân Chuyên ngành Khoa học Xã hội - Bachelor of Art (gọi tắt là BA)
Bachelor of Art là bằng được trao cho những sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học xã hội. Những chuyên ngành này là một trong các chương trình giáo dục lâu đời của các trường đại học phương Tây, tập trung vào Liberal Art (nền giáo dục khai phóng). Các lĩnh vực của chuyên ngành này bao gồm: nghệ thuật, văn học, nhân văn, nhân học, lịch sử, khảo cổ tâm lý, dân tộc học, truyền thông, ngoại ngữ,...
Ở nước Anh, chỉ trường Đại học Cambridge và Viện Đại học Oxford ( University of Cambridge và University of Oxford) trao loại bằng Bachelor of Art cho sinh viên tốt nghiệp.
Còn tại Hoa Kỳ, Bachelor of Art được trao cho các sinh viên của tất các các ngành mang tính chất học thuật tại nhiều trường cao đẳng chuyên ngành, đặc biệt là các trường chuyên đào tạo nghệ thuật. Riêng Đại học Harvard (Harvard University), sinh viên tất tất cả các ngành đều được cấp Bachelor of Art.
Bằng Cử nhân Chuyên ngành khoa học tự nhiên (hay còn gọi theo tiếng Anh là BS - Bachelor of Science)
Ngược lại với Bachelor of Art là bằng cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội, Bachelor of Science là loại bằng cử nhân bằng dành cho các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực cụ thể của chuyên ngành này như: kỹ thuật, điện, cơ khí, y khoa... và các ngành khoa học ứng dụng.
Ngoài ra còn có bằng Bachelor of Applied Arts and Sciences (BAAS) về ngành Khoa học ứng dụng. Ở Vương quốc Anh, các trường đại học danh tiếng như Đại học Oxford (University of Oxford), Đại học Cambridge (University of Cambridge), hay hầu hết các trường khác đều cấp bằng này cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học ứng dụng.
Ví dụ cụm từ thường dùng sử dụng bằng đại học tiếng Anh viết như thế nào?
Nhằm hỗ trợ người học sử dụng bằng đại học bằng tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong các lĩnh vực khác, có thể tham khảo các ví dụ dưới đây:
Ex1. According to the current regulations, university degrees trained in the form of regular or distance learning, in-service, inter-training will be equally valid. (Theo quy định hiện hành, bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay đào tạo từ xa, tại chức, liên thông sẽ đều có giá trị ngang nhau).
Ex2. In fact, having a university degree always receives the priority of employers. You can rely on that to get the right job and with a stable income. (Trên thực tế, có bằng đại học luôn nhận được sự ưu tiên của các nhà tuyển dụng. Các bạn có thể dựa vào đó để xin được những công việc phù hợp và với mức thu nhập ổn định)
Ex3. Success depends on a university degree or not? (Thành công liệu có phụ thuộc vào bằng đại học hay không?)
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây về nghĩa của bằng đại học tiếng Anh là gì? Sẽ giúp các bạn hiểu và nắm rõ hơn để có thể ứng dụng trong việc học cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
Bằng cử nhân (tiếng anh còn gọi là Bachelor’s degree) là một loại bằng được cấp cho những sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành mà mình chọn như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,... ở bậc đại học. Đây là một trong những loại bằng thuộc văn bằng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Thông thường, để hoàn thành chương trình cử nhân hệ chính quy của các trường đại học, sinh viên cần trải qua thời gian từ 04 - 07 năm tùy vào lĩnh vực mà sinh viên học và chương trình đào tạo của trường.
Tuy vậy, bạn có thể đăng ký học kỳ phụ, học vượt tín chỉ đối với hệ tín chỉ (hay còn gọi là học vượt) để có thể được cấp bằng cử nhân sớm hơn thời gian quy định.
Tùy theo hiệu quả học tập quá trình đào tạo, mỗi sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân xếp loại theo điểm trung bình các môn học trong toàn khóa học - GPA (viết tắt của Grade Point Average).
Mỗi trường sẽ có những thang điểm căn cứ để đánh giá, xếp loại khác nhau. Có trường sẽ theo thang điểm 10, có trường sẽ theo thang điểm 4.
Nhưng nhìn chung, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân theo 04 cấp độ phân loại như sau: