Xử Phạt Không Có Giấy Phép Lái Xe Máy 2024

Xử Phạt Không Có Giấy Phép Lái Xe Máy 2024

Thủ tục cấp đổi bằng lái xe ô tô B2

Có được xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng khi bị lập biên bản xử phạt không?

Căn cứ khoản 16 Điều 16, Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, người bị xử phạt có thời hạn nhất định (30 ngày) để xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Quá thời hạn cho phép mà người vi phạm vẫn không có giấy phép xây dựng phù hợp thì phải tháo dỡ phần công trình vi phạm.

Người bị xử phạt có thời hạn nhất định (30 ngày) để xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng

Cụ thể việc xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ phần công trình vi phạm kể từ thời điểm bị lập biên bản như sau:

- Cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu người vi phạm dừng thi công công trình để xin cấp giấy phép;

- Cơ quan.người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

- Người bị xử phạt có thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện/hoặc Sở Xây dựng);

- Hết 30 ngày, người vi phạm không xuất trình được giấy phép xây dựng thì cơ quan xử phạt ban hành thông báo yêu cầu người vi phạm tự tháo dỡ công trình nhà ở vi phạm;

- Người vi phạm có thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo (theo dấu bưu điện) hoặc ngày bàn giao thông báo theo biên bản để tự tháo dỡ;

- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày phải tự tháo dỡ, người vi phạm xuất trình được giấy phép xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra công trình, lập biên bản ghi nhận hiện trạng theo giấy phép được cấp;

- Người vi phạm được tiếp tục xây dựng nếu hiện trạng phù hợp với giấy phép và phải tháo dỡ phần công trình vi phạm (tối đa 15 ngày) kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hiện trạng/biên bản lập ngày kiểm tra;

Như vậy, nếu bạn xây dựng nhà ở không có giấy phép và trong thời hạn xử phạt thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính mặc dù có thời hạn để xin cấp giấy phép bổ sung.

Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt mà bạn không xuất trình được giấy phép xây dựng phù hợp với hiện trạng công trình thì phải tháo dỡ phần công trình vi phạm/không phù hợp với giấy phép.

Trên đây là một số quy định pháp luật mới nhất về vấn đề mức xử phạt hành vi xây nhà ở không có giấy phép xây dựng. Trong trường hợp cụ thể, các gia chủ hãy liên hệ chuyên gia là luật sư hoặc tới các văn phòng luật để được tư vấn chi tiết hơn.

TP - Việc đổi giấy phép lái xe (GPLX) tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu làm việc trực tiếp tại Sở GTVT Hà Nội hoặc Tổng cục Đường bộ VN có thể sẽ gặp lắm nhiêu khê. Người nào muốn nhanh, thay vì nộp 135.000 đồng theo quy định thì bỏ ra 600.000 đến 1 triệu đồng nhờ “cò”, chỉ 2 phút là xong thủ tục.

Vào vai là người đi đổi GPLX, trong nhiều ngày xâm nhập tìm hiểu, PV Tiền Phong tiếp cận được hàng chục đối tượng trong đường dây “cò” đổi GPLX. Vừa dừng xe trước khu vực Phòng Quản lý phương tiện giao thông thuộc Sở GTVT Hà Nội (16 Cao Bá Quát, Hà Nội) PV lập tức được một phụ nữ giới thiệu tên P., khoảng 45 tuổi, niềm nở tiếp đón.

Theo lời chị P., nếu vào làm thủ tục theo đúng quy trình sẽ bị “hành” tơi bời. Nào là tờ khai viết không đúng mẫu, giấy khám sức khỏe không đúng nơi, không có biên lai kèm theo, ảnh cắt không đúng kích thước, và thậm chí là... hết giờ nhận hồ sơ.

Quả thực, khi vào khu vực tiếp nhận hồ sơ PV mới cảm nhận những lời chị P. nói chẳng sai là mấy. Sau nhiều giờ chờ đợi làm thủ tục đổi GPLX không được, chúng tôi đành phải quay lại gặp chị P. để làm dịch vụ.

“Cò” P. chỉ yêu cầu chúng tôi đưa 2 ảnh 3x4, bản phô tô CMND và GPLX; không cần giấy khám sức khỏe, tờ khai và không cần GPLX, giấy CMND gốc để đối chiếu. Chị P. hứa, một tuần quay lại lấy GPLX mới.

Vật vã xếp hàng làm thủ tục tại Tổng cục Đường bộ

Tương tự, tại trụ sở Sở GTVT Hà Nội (số 2 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội), sáng 19/2, PV tiếp cận “cò” tên Thông, tuổi trung niên. Anh này cầm mấy tập hồ sơ, đi lại thoăn thoắt trao đổi về dịch vụ và hoàn tất thủ tục cho khách hàng đổi GPLX. Một phụ nữ cầm tờ giấy ghi số thứ tự, PV liếc thấy, nếu đối chiếu với bảng điện tử thông báo số thứ tự, còn hơn 30 người nữa mới tới lượt chị này, trong khi đã gần hết giờ làm việc.

Để giải quyết việc này, “cò” Thông liền lấy bút đỏ ghi chữ “em Thông” lên mảnh giấy, dặn người phụ nữ lấy tay che mảnh giấy, tránh không cho người khác nhìn thấy số thứ tự. Sau đó, Thông dẫn người phụ nữ này tới bàn số 1, gặp nữ cán bộ đang tiếp nhận hồ sơ. Ngay lập tức, vị nữ cán bộ tiếp nhận ngay hồ sơ của người phụ nữ mà không hỏi một câu. Theo quy định, thời gian chờ cấp lại GPLX mất 7 ngày, nhưng “cò” Thông quảng cáo anh ta làm chỉ 2 - 3 ngày là xong.

Cán bộ nghỉ sớm, “cò” nhận tuốt

PV tiếp tục đến trụ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Lô D20 Khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Lúc này, mới 9h30 sáng nhưng cán bộ ở đây đã thông báo không làm việc hẹn chiều quay lại. Chúng tôi thắc mắc, sao trên bảng thông báo ghi thời gian làm việc buổi sáng nhận hồ sơ GPLX từ 8h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h30.

Lúc này, cán bộ T. khuôn mặt đăm đăm đáp trả: “Nhận nhiều hồ sơ rồi không nhận nữa”. PV quan sát trên mặt bàn của vị cán bộ này chỉ có vài ba bộ hồ sơ nên hỏi tiếp, đâu có nhiều hồ sơ mà chị đã nghỉ, lúc này cán bộ T. viện lý do máy tính “đơ”, không nhập được số liệu.

Một người đàn ông không rõ tên tuổi đứng trong phòng nói, muốn nhanh thì qua dịch vụ bên ngoài. Một số người nghe vậy bèn đổ ra phía bên ngoài thì được một người đàn ông khác xưng tên Mạnh “chăm sóc” chu đáo. Ông Mạnh cho hay, nếu muốn đổi bằng thì chỉ cần đưa cho ông ta 2 ảnh 3x4, GPLX, giấy CMND phô tô cùng với 800.000 đồng, một tuần là xong.

Cò “Mạnh” cũng báo giá, đối với GPLX tỉnh lẻ muốn đổi ở Hà Nội thì phải chi phí 1,5 triệu đồng và chờ khoảng 2 tháng, do mất thời gian xác minh và đổi bên Sở GTVT Hà Nội. Không cần giấy khám sức khỏe, tờ khai, không cần lấy GPLX, CMND gốc để đối chiếu. Để khẳng định “uy tín”, ông Mạnh nói khi nào trả GPLX mới lấy tiền.

Để tránh mất thời gian xếp hàng và có thể bị cán bộ soi kỹ, nhiều người đi đổi GPLX đã chọn phương án qua “cò”. Chỉ ngồi ít phút tại quán trà đá trước cổng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, PV chứng kiến nhiều người kêu trời vì bị cán bộ làm thủ tục đổi GPLX của cơ quan này hành hạ. Khoảng 15h30 chiều cùng ngày, một người tên Tuấn cầm bộ hồ sơ quay ra quán nước thở dài cho biết cán bộ nói hết giờ nhận hồ sơ.

Chị bán nước tên L. nói, nếu không qua “cò” (dịch vụ) thì bị “hành” cho còn khướt mới làm được. Theo chị L., cũng đã có vài người ở xa mất GPLX, oái oăm là GPLX do Cục đường bộ (nay là Tổng cục Đường bộ) cấp nên bắt buộc phải đến đây làm thủ tục. Có người phải ngủ lại nhà chị L. vài ba ngày chờ xếp hàng hoặc hoàn thiện hồ sơ mới đổi xong GPLX.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại http://visatoancau.vn/san-pham/dich-vu-doi-bang-lai-xe.html, nhân viên ở đây còn quảng cáo đến tận nhà làm thủ tục đổi GPLX cho khách với giá 1 triệu đồng/ GPLX.