Hiện nay, những ngành học liên quan đến khoa học xã hội nhân văn đang được giới trẻ chú ý, đặc biệt là ngành ngôn ngữ học. Các ngành ngôn ngữ không đơn thuần chỉ học về ngôn ngữ mà bản chất của ngành học này rất đa dạng. Trong bài viết hôm nay, CareerViet sẽ cung cấp thông tin về ngôn ngữ học là gì cùng như cơ hội việc làm của ngành học này cho những bạn đang quan tâm nhé!
Những điều cần biết khi theo đuổi ngành ngôn ngữ học
Để có thể theo đuổi ngành ngôn ngữ học thành công, bạn cần biết những điều sau:
Xem thêm: Khởi sự làm một người viết tự do
Đam mê tìm hiểu văn hóa ngôn ngữ chính là chìa khóa để theo đuổi ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)
Hiện nay, ngành ngôn ngữ học đang là xu hướng được các bạn trẻ lựa chọn rất nhiều. Các trường ở Việt Nam đang mở rộng và đầu tư chất lượng giảng dạy nhằm thu hút sinh viên hơn. Một số trường nổi bật đào tạo ngành ngôn ngữ học như ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Ngôn ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Ngoại ngữ - Tin học,...
Sinh viên ngành ngôn ngữ học có được xét tuyển học cao học không?
Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân ngôn ngữ học, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, sinh viên được dự thi chuyển tiếp lên cao học hoặc dự thi làm nghiên cứu sinh cho ngành ngôn ngữ học.
Hy vọng với những thông tin mà CareerViet cập nhật sẽ giúp bạn hiểu rõ được khái niệm ngôn ngữ học là gì cũng như sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học sẽ làm công việc gì. Chúc bạn tìm được định hướng tương lai nghề nghiệp cho bản thân nhé!
Ngành Ngôn ngữ Anh là gì? Học những gì? Các bạn sẽ có câu trả lời thông qua bài viết
NGÔN NGỮ HÌNH TƯỢNG NƠI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
WHĐ (05.5.2023) – Là nguyên Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh và cũng là người thân cận Đức Giáo hoàng Phanxicô, cha Federico Lombardi[1] nhận xét như sau: “Đức Phanxicô là bậc thầy về truyền thông.”[2] Điều này hiểu theo nghĩa Đức Thánh Cha Phanxicô nói một ngôn ngữ cử chỉ và có một lối tiếp cận dễ dàng đến trái tim của nhiều dân tộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh – vốn là nhà của ngài, và cả Châu Âu nữa. Nếu nhìn ở góc độ sử dụng ngôn ngữ hình tượng, nhận xét này rất đúng trong trường hợp của Đức Giáo hoàng đương nhiệm của chúng ta.
Một cách chung, truyền thông nghĩa là chuyền tải một thông điệp nào đó từ người nói đến người nghe. Người nói có thể dùng ngôn ngữ nói hoặc chữ viết, kể cả ngôn ngữ cơ thể để người nghe có thể nhận được thông điệp một cách nhanh chóng và chính xác. Hẳn nhiên thông điệp không chỉ đến từ sự hiểu biết, nhưng còn đến từ con tim. Chẳng hạn nếu Đức Giáo hoàng ra lệnh, phán quyết mạnh bạo, chưa chắc người nghe có thể chấp nhận và làm theo. Do đó, thông điệp là nội dung của truyền thông, nhưng cách chuyền tải lại phụ thuộc vào người nói như là một nghệ nhân.
Đức Giáo hoàng học cách truyền thông này từ ai?
Thực ra lối truyền thông này không mới. Nếu mở Kinh Thánh, nhất là bốn cuốn Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu phải là bậc thầy sử dụng rất nhiều thứ quen thuộc với đời sống của dân. Từ đó Ngài lồng ghép thông điệp hoặc sứ điệp Tin Mừng vào. Chẳng hạn mầu nhiệm Nước Trời vốn rất khó hiểu, nhưng Chúa Giêsu dùng cách nói “Nước Trời giống như”: Men trong bột, như hạt cải (Mt 13,31-35), giống như mùa gặt, như mẻ lưới... Lối so sánh loại suy này giúp người nghe hình dung và cảm nhận sự gần gũi của sứ điệp cao vời. Có thể nói Đức Giêsu và người nghe cùng suy nghĩ, cảm nhận và khám phá ra sứ điệp Tin Mừng. Hoặc nói đúng hơn, Đức Giêsu giúp người nghe hiểu mỗi ngày một sâu hơn, gần hơn với thông điệp mà Chúa Cha trao phó.
Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng thế. Trước khi đi vào những dẫn chứng dưới đây, chúng ta có thể nhận ra Đức Phanxicô đã chiêm ngắm các câu chuyện Chúa Giêsu kể. Với 86 tuổi đời, ngài đã chìm đắm trong các bài dạy, lời giảng của Chúa Giêsu (chiêm niệm). Hơn nữa Đức Phanxicô còn để cho cách làm truyền thông của Chúa Giêsu trở nên cách rao truyền Tin Mừng của chính mình. Vì thế mà chúng ta không ngạc nhiên khi nhận ra các bài giảng, bài huấn từ của Đức Thánh Cha luôn được giới truyền thông để tâm và truyền tải.
Cần lưu ý lối truyền thông này phải cần hai điều kiện:
Thứ nhất, Đức Giáo hoàng đã hiểu rõ nội dung thông truyền. Ở đây là sứ điệp Tin Mừng. Chúa Giêsu sai các môn đệ, sai Đức Giáo hoàng hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho các loài thọ tạo. Tiếc là Chúa Giêsu không hướng dẫn cụ thể cần loan tin vui như thế nào trong đoạn Tin mừng này (Mc 16,15-16). Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng (hoặc mỗi người chúng ta) nhận ra Chúa Giêsu đã diễn tả trong bốn cuốn Tin Mừng.
Thứ hai, người nói cần hiểu được hình tượng mình dùng để hợp với nội dung truyền tải. Hình tượng, đồ dùng hoặc biểu tượng, nhân vật, luôn có trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói đó là văn hóa. Chỉ khi hiểu được văn hóa, Đức Giáo hoàng mới có thể khéo léo đưa nội dung vào để đến được với người nghe một cách gần gũi và hấp dẫn. Từ hai điểm này, chúng ta thử lượt lại chuyến tông du gần đây nhất của Đức Giáo hoàng Phanxicô đến Hungary (từ 28 đến 30 tháng 04 năm 2023).
Khi gặp giới lãnh đạo dân sự Hungary, Đức Giáo hoàng đã đi trực tiếp vào văn hóa của người Hungary với lời mở đầu như sau: “Tôi muốn chia sẻ một số ý tưởng, lấy gợi ý từ Budapest như một thành phố của lịch sử, thành phố của những cây cầu và thành phố của các vị thánh.”[3] Dĩ nhiên là người dân tự hào khi vị Đại Diện của Chúa Giêsu ở trần gian đang tôn vinh vẻ đẹp của truyền thống văn hóa nước mình. Điều này hoàn toàn đúng và ai cũng cảm nhận được. Từ sự vĩ đại của lịch sử này, Đức Giáo hoàng liền mời gọi giới lãnh đạo (và mọi người dân) tiếp tục gìn giữ truyền thống văn hóa này. Với gợi hứng này, Đức Thánh Cha mời gọi người ta tiếp tục xây dựng hòa bình, vì hòa bình như là nội dung của chuyến tông du lần này, và cũng là nội hàm của khẩu hiệu lần này: “Chúa Kitô là tương lai của chúng ta - Krisztus a jövőnk”.
Để diễn tả rõ ý hướng trên, Đức Giáo hoàng liền dùng hình ảnh của những cây cầu trên dòng sông Danube, lối kết hai bờ Buda và Pest. Những cây cầu không chỉ là biểu tượng văn hóa, nhưng trong trường hợp này, Đức Giáo hoàng đề cao tinh thần hợp tác và dựng xây, hơn là chia rẽ và ngăn cách: “Chúng ta tin rằng văn hóa quốc gia của chúng ta là một đóng góp phong phú cho sự đa dạng của sự thống nhất châu Âu.”[4] Với lòng tự hào có sẵn nơi người dân, Đức Giáo hoàng mời gọi họ là những “người xây cầu”. Một biểu tượng, một gợi hứng có thể áp dụng ở mọi khía cạnh của xã hội và giáo hội tại Hungary lúc này.
Văn hóa của Hungary có thể nói là văn hóa Kitô giáo hơn 1000 năm với vị thánh lập quốc gia Công giáo là thánh Stephanô. Bất cứ người dân Hungary nào cũng tôn kính Thánh Stêphanô. Từ điểm này, Đức Giáo hoàng đã hướng người nghe đến tinh thần phục vụ yêu thương khi trích dẫn lời của thánh nhân: “Thực hành yêu thương dẫn đến hạnh phúc tột đỉnh”. Thánh nhân nói thêm: “Hãy dịu dàng, để bạn không bao giờ chống lại công lý”. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhiều đến những vị thánh sau này, hoặc những chứng nhân cho đức tin[5]. Mục đích của Ngài là khơi lên trong lòng người nghe một luồng cảm hứng viết tiếp trang sử thánh của dân tộc mình.
Khi nhắn nhủ với giới lãnh đạo Giáo hội, Đức Giáo hoàng mời gọi các mục tử giới thiệu: “Khuôn mặt của Thiên Chúa” cho người dân. Thiên Chúa là tình yêu, nên các mục tử: “Cố gắng đừng cứng nhắc, nhưng hãy có những cái nhìn và lối tiếp cận nhân từ và trắc ẩn.” Đây là ngôn ngữ của con tim, của tình yêu. Sau đó, Đức Thánh Cha đưa ra mẫu gương của người mục tử từng sống trên mảnh đất Hungary: Chân phước János - một cái nhìn thương xót, một trái tim nhân ái, luôn tha thứ, luôn giúp đỡ để bắt đầu lại, đón nhận và không phán xét, khuyến khích và không chỉ trích, phục vụ và không đàm tiếu. Hoặc linh đạo mục vụ của Đức Hồng Y Mindszenty, người đã tin vào sức mạnh của cầu nguyện, đến mức ngày nay, gần giống như một câu nói phổ biến, vẫn được lặp lại ở Hungary: “Nếu có một triệu người Hungary cầu nguyện, tôi sẽ không sợ tương lai”[6].
Đức Giêsu là tương lai của chúng ta cũng được Đức Thánh Cha dùng hình ảnh khác trong thánh lễ bế mạc: mục tử nhân lành và cửa chiên. Ngài mời gọi hãy luôn mở cửa để chiên ra vào. Mục tư chỉ nên giống Chúa Giêsu khi và chỉ khi cánh cửa luôn rộng mở, nhất là đối với người nghèo, người tị nạn và nhưng thành phần bị bỏ rơi. Mục tử càng không phải là kẻ trộm kẻ cướp (x. Ga 10,8), nhưng là người chăm sóc đoàn chiên, và dẫn chiên vào đồng cỏ xanh tươi. Với tinh thần này, Đức Giáo hoàng chúc cho cuộc sống của chúng ta, gia đình của chúng ta, các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta và toàn thể đất nước Hungary bừng sáng một sức sống mới![7]
Thật thú vị khi Đức Giáo hoàng nhắn với những mục tử về tương lai của Giáo hội khi ơn gọi giảm sút: “Trước hết là trong cầu nguyện, bởi vì câu trả lời đến từ Chúa chứ không phải từ thế giới, từ nhà tạm chứ không phải từ máy tính. Và rồi trong niềm say mê mục vụ ơn gọi, với sự nhiệt thành, tìm cách trao ban cho người trẻ niềm say mê bước theo Chúa Giêsu ngay cả trong sự thánh hiến đặc biệt.”[8]
Là người truyền thông, điều quan trọng nhất có lẽ cần nhận ra đối tượng mình đang gặp gỡ. Đức Giáo hoàng dĩ nhiên không quên điều này. Khi gặp gỡ các bạn trẻ, ngài đã trở nên một người trẻ. Ngài dùng ngôn ngữ hợp thời với giới trẻ. Chẳng hạn ngài lặp lại vài lần với người trẻ rằng: chúng ta không phải là những cái máy! Bởi nhiều lúc người trẻ cảm thấy như mình “hết xăng dầu, hết năng lượng”. Khi không biết làm gì cũng là lúc từ bỏ ước mơ, dậm chân tại chỗ. Trong tình cảnh này, Đức Giáo hoàng chỉ cho các bạn trẻ một mảnh đất màu mỡ để nạp năng lượng, xây dựng ước mơ, tương lai: Thinh lặng. Đây là chìa khóa để các bạn trẻ khám phá chính mình và nối kết được với Thiên Chúa. Ở điểm này, Đức Giáo hoàng nói rất lớn tiếng và hướng mắt về các bạn trẻ: “Thinh lặng không phải để ngồi dán mắt vào điện thoại di động hoặc trên mạng xã hội. Không, xin đừng! Cuộc sống là thật chứ không phải ảo. Nó không diễn ra trên màn hình, mà là trên thế giới! Xin đừng ảo hoá cuộc sống!”[9] Sau câu nói này là một tràng pháo tay tán thành từ mấy ngàn bạn trẻ tham dự ngày hôm đó. Tán thành không chỉ vì sứ điệp rất rõ ràng, nhưng thật gần gũi và đánh thức tâm hồn của rất nhiều người trẻ.
Sau cùng, Đức Giáo hoàng nhắc lại kỷ niệm ngài gặp gỡ người dân vào dịp đại hội Thánh Thể Thế giới năm 2020. Lần đó ngài đã giảng về câu chuyện Tin mừng Năm chiếc bánh và hai con cá. Lần này, Đức Giáo hoàng cũng nhắc lại cho các bạn trẻ, nhưng với một khía cạnh khác. Trung tâm của câu chuyện nằm ở một người có năm chiếc bánh và hai con cá, một người trẻ. Đức Giáo hoàng hỏi các bạn trẻ có dám đưa bánh và cá cho Chúa Giêsu làm phép lạ không? Với câu hỏi hình tượng này, chắc nhiều bạn trẻ cũng trả lời giống như các môn đệ là những “nhân viên kế toán”: “Sáu tháng lương cũng không đủ mua bánh cho mỗi người một tí.” (Ga 6,7). Ngài kết thúc: “Mỗi người chúng ta, những thứ ít ỏi chúng ta có, cả tội lỗi của chúng ta, là đủ với Chúa Giêsu. Và chúng ta phải làm gì? Hãy đặt chúng trong bàn tay Chúa Giêsu: thế là đủ rồi.”
Rất tiếc là chúng ta không thể liệt kê hết những cách dùng hình ảnh hoặc ẩn dụ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du này. Tuy nhiên, nếu có giờ quý vị có thể đọc lại và nhận ra thủ bút hoặc cách thông truyền của Đức Giáo hoàng đáng để chúng ta học hỏi. Đừng quên những bài huấn từ này sẽ mãi là hoa trái, cụ thể đối với người Hungary. Chúng thực sự là kim chỉ nam, nên nguồn gợi hướng cho đường hướng chính trị, nhất là cách hướng con thuyền của giáo hội Hungary đi đúng hướng, theo như lòng Chúa ước mong.
Tạ ơn Chúa vì chúng ta luôn có những vị Giáo hoàng thật tuyệt vời. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng Phanxicô. Với tình yêu và ân sủng Chúa, ngài có thể hướng dẫn, truyền tải đến mỗi người những thông điệp yêu thương, sứ điệp Tin Mừng vốn rất gần gũi với con người.
Cha là cộng tác viên thân tín của ba Đức Giáo hoàng, 10 năm làm Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh và 26 năm điều hành đài phát thanh Vatican.