Sản Phẩm Nông Sản La Gì

Sản Phẩm Nông Sản La Gì

Nông nghiệp bền vững - Nông nghiệp xanh - Giúp người nông dân

Quy định về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất và kinh doanh nông sản. Dưới đây là một số quy định chính về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản tại Quyết định 742/QĐ-CBTTNS-CB của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản:

Có vị trí và diện tích thích hợp, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố có thể gây hại khác;

Có nguồn nước đủ để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất và chế biến;

Được trang bị đầy đủ thiết bị phù hợp để tiến hành xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm; cũng như có đủ thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng và chống côn trùng, động vật gây hại;

Phải có hệ thống xử lý chất thải và tuân thủ quy định về môi trường được thi hành thường xuyên theo luật pháp;

Duy trì nghiêm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu trữ hồ sơ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về quy trình sản xuất;

Tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất;

Nơi lưu trữ và các phương tiện lưu trữ phải có đủ không gian để tách biệt từng loại thực phẩm, đảm bảo quá trình xếp dỡ an toàn và chính xác, và duy trì điều kiện vệ sinh trong suốt quá trình lưu trữ;

Nơi lưu trữ và phương tiện bảo quản phải ngăn chặn tác động của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và yếu tố xấu từ môi trường; đảm bảo có đủ ánh sáng; và được trang bị thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi nông sản là gì? Những quy định về kinh doanh nông sản mà doanh nghiệp cần tuân thủ? Hy vọng với những thông tin mà bài viết này mang lại có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc đầu tư kinh doanh chế biến nông sản, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và đất nước.

Ngày 06/9/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 1408/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả thống kê các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang năm 2016 với 48 sản phẩm, được chia làm 3 nhóm: Nhóm sản phẩm chủ lực, nhóm sản phẩm đặc trưng và nhóm sản phẩm tiềm năng.

Nhóm sản phẩm chủ lực có 8 sản phẩm gồm cây trồng, vật nuôi. Đây là những sản phẩm có số lượng lớn, có tiềm năng về thị trường, tỷ lệ dân tham gia nhiều, tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, tạo giá trị gia tăng cao; đã được cấp giấy chứng nhận về sở hữu công nghiệp dưới hình thức: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể... Cụ thể:

- Lợn: Tổng đàn lợn 2,48 triệu con, sản lượng 164,4 nghìn tấn, trong đó lợn sạch Tân Yên hàng tháng cung ứng ra thị trường từ 1.800 - 2.000 tấn.

- Lúa: Giữ ổn định diện tích khoảng 111.558 ha, trong đó có 26.500 ha lúa chất lượng cao, tổng sản lượng khoảng 621,3 nghìn tấn/năm.

- Vải thiều: Diện tích lớn nhất toàn quốc, tổng diện tích 30.000 ha, sản lượng đạt từ 130.000 - 190.000 tấn, trong đó diện tích vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP trên 12.000 ha, sản lượng 80.000 tấn; diện tích vải GlobalGAP đạt 100 ha, sản lượng 600 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước Pháp, Anh, Úc, Nhật Bản; vải thiều Lục Ngạn diện tích 16.293 ha, sản lượng 70.000 - 120.000 tấn/năm; vải sớm Phúc Hòa diện tích 1.023 ha, sản lượng 6.500 tấn/năm. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cấp 15 mã vùng trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho trên 250 hộ tại huyện Lục Ngạn.

- Gà: Tổng đàn gà 14,6 triệu con, tổng sản lượng 33.680 nghìn tấn, trong đó gà đồi Yên Thế 13,5 triệu con, sản lượng 27.000 nghìn tấn được chăn nuôi chủ yếu theo hình thức chăn thả vườn đồi, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gà đồi Yên Thế: 1 trong 8 sản phẩm chủ lực của tỉnh Bắc Giang

- Cá: Diện tích nuôi thâm canh và chuyên canh 6.530 ha, tổng sản lượng thu hoạch cá thương phẩm đạt 30.500 tấn/năm.

- Rau các loại: Tổng diện tích 23.420 ha, tổng sản lượng trên 397 nghìn tấn/năm, trong đó diện tích rau chế biến, rau an toàn 4.520 ha (rau chế biến 2.400 ha, rau an toàn 2.120 ha, sản lượng đạt 85.380 tấn. Đã có 35 ha rau được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Cam: Diện tích 1.650 ha, sản lượng 14.056 tấn, trong đó cam Lục Ngạn đã có thương hiệu và tạo ra giá trị kinh tế cao (cam ngọt, cam Vinh và cam V2).

- Lạc: Giữ ổn định tổng diện tích 11.694 ha, tổng sản lượng 28.867 tấn, trong đó diện tích lạc thâm canh cao khoảng 4.500 ha, sản lượng ước đạt 12.150 tấn.

Nhóm sản phẩm nông sản đặc trưng bao gồm 14 sản phẩm đã có thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại giá trị kinh tế khá, mang đặc trưng riêng của từng vùng, địa phương trong tỉnh. Cụ thể:

- Mỳ gạo: Tổng sản lượng 18.458 tấn, trong đó mỳ Chũ sản lượng 14.657 tấn/năm, mỳ Kế sản lượng 1.400 tấn/năm, mỳ Châu Sơn sản lượng 2.400 tấn/năm.

- Gạo thơm Yên Dũng: Diện tích 5.800 ha, sản lượng 18.000 tấn.

- Rượu làng Vân: Sản lượng 4 triệu lít/năm.

- Bưởi: Tổng diện tích 1.208 ha, sản lượng 7.477 tấn, trong đó bưởi Lục Ngạn diện tích 880 ha, sản lượng 5.528 tấn; bưởi Lương Phong - Hiệp Hòa diện tích 130 ha, sản lượng 840 tấn; bưởi Tân Yên diện tích 198 ha, sản lượng 1.109 tấn.

- Rau cần Hoàng Lương: Diện tích 150 ha, sản lượng 16.000 tấn.

- Mật ong: Sản lượng hơn 1 triệu lít/năm, trong đó mật ong Lục Ngạn sản lượng hơn 1 triệu lít/năm, mật ong rừng Sơn Động sản lượng hơn 43.400 lít/năm.

- Nếp cái hoa vàng Thái Sơn: Diện tích 50 ha, sản lượng 253 tấn.

- Na Lục Nam: Diện tích 1.710 ha, sản lượng 12.500 tấn.

- Rượu Kiên Thành: Sản lượng 713,7 nghìn lít.

- Bún Đa Mai: Sản lượng 6.000 tấn/năm.

- Mây tre đan Tăng Tiến: Sản lượng 6 triệu sản phẩm các loại/năm.

- Bánh đa Kế: Sản lượng hơn 3,2 triệu chiếc/năm.

- Chè Yên Thế: Sản lượng 3.861 tấn chè búp tươi.

- Nấm Lạng Giang: Sản lượng 1.620 tấn.

Nhóm sản phẩm tiềm năng có 26 sản phẩm. Đây là những sản phẩm chưa có thương hiệu, quy mô và sản lượng chưa tương xứng với tiềm năng nhưng có khả năng phát triển thành sản phẩm chủ lực hoặc sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Cụ thể: Khoai tây, ngô, nhãn, sắn, khoai lang, dưa hấu, táo, chuối, gạo bao thai (Lục Ngạn), chanh, nếp Phì Điền, mộc dân dụng Bãi Ổi, rau an toàn Đa Mai, bánh đa nem, mỳ Thổ Hà, tương Trí Yên, nhãn, táo Đài Loan, táo xuân 21, quả vú sữa, rượu Giáp Tửu, chổi chít, chổi tre, mây nhựa đan cao cấp (Tân Yên), gốm Khuyến (gốm Làng Ngòi), mộc dân dụng Đông Thượng, bánh chưng (Hiệp Hòa).

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố cập nhật dữ liệu, xây dựng cuốn cẩm nang và công bố thông tin rộng rãi để quảng bá phục vụ công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm. UBND huyện, thành phố thực hiện các biện pháp để duy trì và phát  triển sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh./.

Các quy định cần tuân thủ khi sản xuất, kinh doanh nông sản

Để thực hiện sản xuất và kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định sau:

Quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến nông sản

Theo Nghị định số 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

Đăng ký kinh doanh và xin giấy phép: Trước khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp cần phải đăng ký kinh doanh và xin giấy phép phù hợp từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc đăng ký kinh doanh và có giấy phép đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng: Các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản cần đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng như diện tích và môi trường làm việc, hệ thống thiết bị và máy móc phục vụ quá trình sơ chế, chế biến nông sản. Điều này đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, hiệu quả và an toàn.

Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh: Cơ sở sơ chế, chế biến nông sản cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm nông sản không chỉ đạt chất lượng cao mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm theo quy định của cơ quan chức năng. Việc kiểm soát chất lượng giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về thành phần, hàm lượng dinh dưỡng và an toàn.

Bảo vệ môi trường: Các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Điều này bao gồm việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và xử lý chất thải một cách an toàn.