Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh năm học 2023 -2024 như thế nào? nhiều ba mẹ có con sắp vào lớp 1 không khỏi lo lắng khi có rất nhiều khoản phải chi trong đầu năm học mới. Dưới đây là thông tin chi tiết hữu ích giúp ba mẹ chuẩn bị tài chính tốt hơn cho con.
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh năm học 2023 - 2024
Năm 2023 do có sự điều chỉnh mức lương cơ sở mới theo đó một số thay đổi chính sách bảo hiểm y tế năm 2023 cũng sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp. Trong đó mức đóng BHYT đối với học sinh sinh viên có sự điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể:
Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).
Trong năm học 2023 - 2024, mức đóng BHYT của học sinh sẽ có sự thay đổi so với năm học 2022-2023 do mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024). Khi đó mức đóng BHYT của học sinh từ ngày 01/7/2024 cụ thể như sau:
Mức đóng BHYT = 4,5% x 2.340.000 đồng x 12 tháng = 1.263.600 đồng/năm.
Trong đó: Số tiền được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT (30%) là: 379.080 đồng/năm. Số tiền còn lại do học sinh, sinh viên tự đóng BHYT (70%) là: 884.520 đồng/năm.
Đặc biệt, ngoài việc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV, trong năm học 2023 - 2024 dự kiến có thêm một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho học sinh từ ngân sách địa phương, do đó số tiền thực đóng BHYT của mỗi học sinh tiếp tục được giảm.
BHYT học sinh có thể được lựa chọn đóng theo định kỳ
Bên cạnh đó, ba mẹ phụ huynh học sinh, sinh viên có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần để phù hợp với kế hoạch chi tiêu của gia đình. Nhà trường, nơi mà các học sinh, sinh viên theo học sẽ đại diện cho cơ quan BHXH thực hiện thu phí BHYT. Mức đóng cụ thể như sau:
Học sinh sinh viên tự đóng (70%)
Ngân sách nhà nước hỗ trợ (30%)
Quyền lợi BHYT học sinh sinh viên
Trong những năm qua, việc triển khai công tác BHYT học sinh, sinh viên góp phần tích cực trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn. Với mức đóng BHYT học sinh thấp, rất nhiều học sinh, sinh viên khi không may bị bệnh được khám và điều trị kịp thời. Lợi ích từ BHYT là vô cùng thiết thực, cụ thể:
Các em học sinh được tiếp cận với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, nâng tỷ lệ khám chữa bệnh thành công.
Giảm gánh nặng về tài chính cho gia đình người tham gia.
Hỗ trợ cho các em học sinh khó khăn có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Các em học sinh là đối tượng rất dễ bị bệnh do sức đề kháng yếu và thường xuyên xảy ra tai nạn ngoài ý muốn do đó tham gia BHYT là vô cùng cần thiết. Tham gia BHYT học sinh còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các em và gia đình trong việc chia sẻ rủi ro với cộng đồng.
Infographic về BHYT học sinh, sinh viên năm học 2023-2024
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên do Nhà nước tổ chức thực hiện, vì sức khỏe, sự phát triển toàn diện của trẻ. BHYT học sinh, sinh viên trong năm học mới 2023-2024 có gì thay đổi so với những năm trước? Hãy cùng tìm hiểu trong infographic dưới đây
Trên đây là thông tin về mức đóng bảo hiểm y tế học sinh năm học 2023-2024. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng thông tin này sẽ giúp ba mẹ các em học sinh chủ động hơn trong việc tham gia BHYT và lựa chọn được phương thức đóng phù hợp với kế hoạch tài chính của gia đình.
Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:
Năm 2024, mức đóng BHXH, đóng BHYT của công chức viên chức là bao nhiêu?
Năm 2024, mức đóng BHXH, đóng BHYT của công chức viên chức cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ tại điểm c, khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
Đồng thời, tại khoản 1, Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo đó, công chức viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cho nên hằng tháng công chức viên chức phải đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ tại Điều 1, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP đối tượng tham gia BHYT gồm:
Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được bổ sung bởi khoản 25, Điều 1, Quyết định số 505/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định như sau:
Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1, Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Theo đó, công chức viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Cho nên hằng tháng mức đóng bảo hiểm y tế của công chức viên chức là 1,5%.
Công chức được cử đi học nước ngoài vẫn hưởng lương ở trong nước thì có phải đóng BHXH không?
Căn cứ Điều 2, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 1, Điều 1, Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e, khoản 1, Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
“Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
Bên cạnh đó, theo khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
Theo quy định trên đây, có thể thấy, công chức phải đóng BHXH khi được cử đi học nước ngoài nếu như công chức vẫn được nhận tiền lương ở trong nước.
Được hưởng những chế độ gì khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đủ điều kiện sẽ được hưởng những chế độ sau:
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngày 1.7.2024, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã có thông báo số 4767/TB-BHXH "Về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể từ ngày 1.7.2024".
Quy định này căn cứ vào các văn bản sau: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; luật Bảo hiểm y tế năm 2008; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Bảo hiểm y tế năm 2014; luật Việc làm năm 2013; luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; bộ luật Lao động năm 2019; Thực hiện Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30.6.2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30.6.2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bảo hiểm xã hội TP.HCM hướng dẫn thực hiện mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể từ ngày 1.7.2024.
Như bảng trên, có các phương thức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng và 12 tháng. Đối với học sinh, sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia bảo hiểm y tế gián đoạn trong năm học trước thì có thể tham gia bảo hiểm y tế ngay từ đầu năm học.
Từ ngày 1.7.2024, mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là 884.520 đồng/em/12 tháng. Mức đóng này là học sinh, sinh viên đã được nhà nước hỗ trợ 30%, chỉ đóng 70% (tổng mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là 1.263.600 đồng/em/12 tháng).
Một thông tin quan trọng khác trong thông báo ngày 1.7.2024 của Bảo hiểm xã hội TP.HCM mà phụ huynh cần chú ý: "Khi Chính phủ điều chỉnh mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng bảo hiểm y tế.
Trường hợp người tham gia đã đóng đủ tiền vào quỹ bảo hiểm y tế theo thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế và được cấp giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trước ngày 1.7.2024 thì cả người tham gia bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước không phải đóng, hỗ trợ bổ sung do tăng mức lương cơ sở đối với thời gian từ ngày 1.7.2024 mà người tham gia bảo hiểm y tế đã đóng bảo hiểm y tế".