Tìm hiểu: nhãn hiệu (trademark) là gì? Nhãn hiệu gồm có mấy loại? Mỗi nhãn hiệu có tiêu chí, đặc điểm hay đặc trưng gì? Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Hiểu như thế nào là thương hiệu?
Hiện nay thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng một cách rộng rãi. Khi nói đến thương hiệu thì luôn đi kèm với giá trị của nó. Ví dụ: “Thương hiệu top 1 Việt Nam”, “Thương hiệu đắt giá nhất”... Thương hiệu được gọi tên trùng với nhãn hiệu nên hai khái niệm này thường có sự nhầm lẫn với nhau. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:
- Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị.
- Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận.
- Thương hiệu không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh như nhãn hiệu.
- Thương hiệu không thể xác định chính xác thời gian tồn tại.
Tổng quan về nhãn hiệu (trademark)
Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi số 36/2009/QH12 thì nhãn hiệu (tiếng Anh là trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Theo đó, bạn có thể hiểu thông qua nhãn hiệu, khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm cùng loại giữa 2 doanh nghiệp khác nhau hoặc thậm chí là trong cùng 1 doanh nghiệp.
Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ… hoặc từ sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. Nhãn hiệu là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu, hoặc giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, đây là các khái niệm khác nhau hoàn toàn. Để biết chi tiết sự khác nhau đó là gì, các bạn tìm hiểu ở từng bài viết sau nhé.
Thông thường, nhãn hiệu được thấy nhiều nhất là trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Và đôi khi, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm. Anpha sẽ dẫn chứng một vài ví dụ để bạn hiểu hơn về nhãn hiệu.
Ví dụ 1: Nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm cùng loại giữa các doanh nghiệp với nhau (doanh nghiệp đối thủ):
Ví dụ 2: Nhãn hiệu giúp phân biệt các sản phẩm trong cùng một doanh nghiệp
Các nhãn hiệu của Unilever như: Comfort, Dove, Surf, Omo, Lifebuoy, Cif, Vaseline, TRESemmé…
Có nhiều cách để phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, chẳng hạn như:
➤ Phân loại dựa vào yếu tố cấu thành, nhãn hiệu sẽ gồm có 3 loại:
➤ Phân loại dựa theo mục đích sử dụng, nhãn hiệu sẽ gồm có 2 loại:
➤ Phân loại theo tính chất, nhãn hiệu sẽ gồm có 5 loại:
Trong 3 cách phân loại trên thì nhãn hiệu phân loại theo tính chất là phổ biến nhất. Tại nội dung này, Kế toán Anpha sẽ chia sẻ chi tiết các nhãn hiệu được phân loại theo tính chất.
➤ Nhãn hiệu thông thường là gì?
Nhãn hiệu thông thường là nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức này với dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác.
Nhãn hiệu thông thường là cơ sở để hình thành nên các loại nhãn hiệu thường gặp khác, chẳng hạn như:
➤ Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu thông thường
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu phổ biến đối với bộ phận công chúng có liên quan và được biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Một số ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng như: Samsung, Iphone, Coca Cola, Pepsi, Heineken…
➤ Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng sẽ được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau:
Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tự động bảo hộ mà không cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần có các giấy tờ/tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu, đồng thời chứng minh nhãn hiệu đáp ứng được các tiêu chí được coi là nổi tiếng thì sẽ được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và được bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá trên.
Căn cứ theo Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu tập thể được quy định như sau: Nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Bạn có thể hiểu nôm na rằng: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu chung của một tổ chức, mà tổ chức này có nhiều thành viên khác nhau, trong đó:
Thông thường, nhãn hiệu tập thể hay đi liền với tên địa danh để chỉ sản phẩm có xuất xứ từ địa phương và vùng lãnh thổ mang địa danh đó. Một số ví dụ về nhãn hiệu tập thể: Hồ tiêu Lộc Ninh, Táo Ninh Thuận, Rượu Mẫu Sơn, Chè Thái Nguyên…
➤ Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể để được bảo hộ cần đáp ứng 2 điều kiện sau:
Một số ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận như:
➤ Đặc trưng của nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau được sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên quan. Nhãn hiệu liên kết do cùng một chủ thể đăng ký.
Ví dụ về nhãn hiệu liên kết như:
➤ Đặc điểm của nhãn hiệu liên kết
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ.
Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh.
Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.
Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.
Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Tóm lại, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo vệ. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sẽ giúp các cá nhân, tổ chức bảo hộ và khai thác giá trị sản phẩm của mình.
Hướng dẫn cách làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng dễ bị đạo nhái khi các đối thủ có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, để bảo vệ nhận diện thương hiệu thì doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.
Dưới đây, Anpha sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bạn dễ dàng thực hiện.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những thành phần sau:
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể thì ngoài các tài liệu trên, hồ sơ đăng ký cần bổ sung các giấy tờ, tài liệu sau:
Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau:
Bạn nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM và Đà Nẵng.
Bạn nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
➤ Thời hạn Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu
Kể từ ngày đơn đăng nhãn hiệu được tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét và giải quyết đơn theo trình tự và thời gian như sau:
Có thể thấy, hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khá phức tạp, tổng thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ hoàn thành việc thẩm định và cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể kéo dài từ 16 - 18 tháng. Trường hợp, bạn chưa nắm rõ quy trình thực hiện hoặc không có kinh nghiệm làm việc với cơ quan thẩm quyền thì thời gian để nhận được bằng bảo hộ nhãn hiệu còn có thể sẽ chậm hơn rất nhiều so với dự kiến.
Vì vậy, để đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm được thời gian và chi phí, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu tại Kế toán Anpha. Với phí dịch vụ từ 1.000.000 đồng, Anpha sẽ thay bạn hoàn thành mọi thủ tục pháp lý rườm rà cũng như những quy định phức tạp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Liên hệ Anpha qua số hotline bên dưới để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.