Tiếp nối Bộ Ngoại giao Việt Nam, các nhà lập pháp thuộc nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Cuba hôm 10/6 lên tiếng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia bị cáo buộc tài trợ khủng bố và dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận đối với quốc đảo vùng Caribe.
Những cô gái bị ép buộc phá thai
Một thực tập sinh kỹ năng trả lời phỏng vấn của NHK với điều kiện giấu tên cho biết cô buộc phải trở về Việt Nam vì mang thai. Cô đến Nhật Bản khoảng 2 năm trước với tư cách là thực tập sinh kỹ năng, với mục đích hỗ trợ gia đình ở Việt Nam. Được hơn một năm, cô có quan hệ với một thực tập sinh khác và có thai. Cô nói rằng cô rất vui nhưng cũng rất lo lắng vì biết tin một đồng nghiệp có thai đã bị đuổi việc và phải về nước.
Nỗi sợ hãi của cô đã thành hiện thực khi chủ lao động nói với cô rằng cô không còn được phép làm việc tại nhà máy nữa, viện lẽ cô đã vi phạm quy định vì mang thai. Cô cho biết chủ lao động đã gây áp lực buộc cô phải phá thai, nhưng cô và bạn trai đã không đồng ý. Lo lắng có thể bị đưa về nước mà không có cách nào trả nợ, cô đã tìm đến một nhóm hỗ trợ để được giúp đỡ.
Cô nghĩ mình cần tiếp tục công việc vì gia đình và đứa con sắp chào đời, nên đã tạm thời trở về Việt Nam vào năm ngoái và đã sinh một bé trai khỏe mạnh. Trong thời gian cô ở Việt Nam, nhóm hỗ trợ mà cô tìm đến để được tư vấn đã đàm phán với chủ lao động, và cô đã được phép quay lại làm việc. Nhưng cô phải để lại con thơ ở Việt Nam.
Nhật Bản không cho phép lao động người nước ngoài mang theo trẻ sơ sinh nếu muốn tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng. Cô gái trên cho biết được nhìn thấy con trai nhiều lần trong ngày qua các cuộc gọi điện video, nhưng cô rất nhớ con và ước có thể ôm ấp con và tận mắt thấy con khôn lớn.
Cô nói rằng cô không hiểu tại sao mình và các thực tập sinh kỹ năng nước ngoài khác lại không được phép sinh và nuôi con trong khi tiếp tục làm việc, mặc dù các đồng nghiệp Nhật Bản thì lại có thể.
Những cô gái bị cô lập hãy tìm trợ giúp
Nhiều thực tập sinh kỹ năng nước ngoài khi phát hiện có thai đã tìm đến Xơ Maria Lê Thị Lang ở một nhà thờ Công giáo trong thành phố Kawaguchi, tỉnh Saitama, để xin lời khuyên. Bà đã tư vấn cho 50 trường hợp vào năm ngoái, trong đó có 5 trường hợp vào tháng 12. Bà nói rằng những vụ việc ở Hiroshima và Kumamoto là kết quả của cảm giác bị cô lập quá mức mà những cô gái này đang phải trải qua.
Xơ Maria đang cố gắng cải thiện tình hình. Bà đang làm việc với các tổ chức công đoàn hỗ trợ lao động người nước ngoài để thuyết phục bên sử dụng lao động cho phép thực tập sinh tiếp tục thực tập sau khi mang thai và sinh con. Bà cũng liên hệ với các nhóm hỗ trợ chăm sóc trẻ em nhằm giúp các thực tập sinh nào cần phải để lại con ở quê nhà để tiếp tục làm việc tại Nhật Bản.
Bà cho biết nhiều lao động người nước ngoài cảm thấy phải che giấu việc mang thai vì áp lực nợ nần của gia đình, và một số coi phá thai là lựa chọn duy nhất. Nhưng Xơ Maria đang thúc giục họ hãy tìm kiếm lời khuyên, và hãy nhớ họ có quyền có con.
Các nhóm Facebook sau đây có tư vấn liên quan đến việc mang thai dành cho thực tập sinh kỹ năng và du học sinh Việt Nam. https://www.facebook.com/HotlineTTS https://www.facebook.com/groups/785077908560391
Trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 1-10, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, đã có những nhận định đánh giá ban đầu về tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với ngành lúa gạo Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn ở thị trường lớn như châu Phi và Đông Nam Á
Từ ngày 28-9 vừa qua, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã ký quyết định bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, điều kiện đi kèm là giá sàn xuất khẩu mặt hàng này là 490 USD/tấn.
Theo ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường là một thông tin quan trọng trong với thị trường lúa gạo toàn cầu. Ấn Độ hiện là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới gần 40% thị phần toàn cầu, trong đó gạo tẻ thường chiếm tỷ lệ đáng kể.
Khi lệnh cấm được áp dụng, các quốc gia nhập khẩu buộc phải tìm nguồn cung thay thế, và Việt Nam cùng với Thái Lan là hai trong số những nhà xuất khẩu gạo lớn đã được hưởng lợi từ sự thiếu hụt này.
Tuy nhiên, với việc Ấn Độ quay trở lại thị trường, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, đặc biệt ở những thị trường lớn như châu Phi và Đông Nam Á.
"Giá gạo của Ấn Độ thường thấp hơn so với gạo Việt Nam, do đó áp lực về giá sẽ là một yếu tố đáng lo ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của chúng ta" - ông Bùi Trung Thướng đánh giá.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng áp dụng mức giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn, điều này có thể giúp Việt Nam không bị cạnh tranh giá quá rẻ, nhưng cũng tạo ra một ngưỡng mới mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi định giá.
Theo đó, Tham tán Thương mại Bùi Trung Thướng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam thay vì cạnh tranh về giá, nên tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, bao gồm cả việc tăng cường quy trình sản xuất gạo sạch, gạo hữu cơ, và gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
"Những sản phẩm này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trên toàn thế giới về sức khỏe và an toàn thực phẩm, và cũng giúp tăng giá trị xuất khẩu" - ông Thướng lưu ý.
Cùng với đó, doanh nghiệp đa dạng thị trường bằng cách thay vì chỉ phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như châu Phi hay châu Á, các doanh nghiệp cần tìm cách mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác, đặc biệt là các thị trường khó tính như châu Âu, Trung Đông và Mỹ.
Với việc Ấn Độ quay lại, các thị trường dễ tính sẽ trở nên cạnh tranh hơn, nên việc đa dạng hóa sẽ giúp giảm rủi ro.
Gạo Việt Nam có nhiều giống gạo ngon như ST24, ST25 đã được công nhận trên thế giới. Việc tận dụng và quảng bá các giống gạo đặc sản này sẽ giúp Việt Nam có vị thế riêng trên thị trường quốc tế, thay vì cạnh tranh trực tiếp về giá với Ấn Độ hay Thái Lan.
Đáng chú ý, Tham tán Thương mại Bùi Trung Thướng cũng cho rằng thị trường lúa gạo toàn cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt khi các quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ điều chỉnh chính sách.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt kịp thời các thay đổi về chính sách thương mại và thuế quan để đưa ra chiến lược phù hợp.
Đến giữa tháng 9-2024, tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 6,5 triệu tấn, trị giá trên 4 tỉ USD. Dự báo cả năm, Bộ NN-PTNT ước tính xuất khẩu đạt trên 7 triệu tấn gạo.
Theo một văn bản do SSRicenews cung cấp, ông Santosh Kumar Sarangi, Tổng giám đốc Tổng cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, ngày 28.9, ký quyết định bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basamati. Tuy nhiên, kèm theo điều kiện áp giá sàn xuất khẩu mặt hàng này là 490 USD/tấn.
Ấn Độ chính thức bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo
Đáng chú ý, một ngày trước đó, chính phủ Ấn độ cũng giảm thuế xuất khẩu từ 20% xuống còn 10% với gạo basmati.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basamati của Ấn Độ được đưa ra từ tháng 7.2023. Từ thời điểm đó, giá gạo thế giới lên cơn sốt kéo dài đến hiện nay, nên việc Ấn Độ xuất khẩu trở lại sẽ giúp nguồn cung dồi dào và thị trường hạ nhiệt trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm 3 USD xuống còn 562 USD/tấn nhưng vẫn cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan đang ở mức 556 USD/tấn và Pakistan là 532 USD/tấn.
Tính tới 1.9, lượng gạo dự trữ tại Tổng công ty Lương thực Ấn Độ đạt 32,3 triệu tấn, cao hơn 38,6% so với năm ngoái. Đây là nguyên nhân khiến chính phủ nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, nước này cũng đang trong vụ thu hoạch vụ lúa lớn nhất trong năm.
Các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, việc Ấn Độ nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo sẽ tạo nguồn cung trên thị trường thế giới thêm phong phú, tuy nhiên phân khúc của gạo Ấn Độ và Việt Nam khác nhau nên tác động là không lớn. Mặt khác, hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu một lượng gạo khoảng gần 7 triệu tấn, lượng gạo còn có khả năng xuất khẩu trong những tháng cuối năm không còn nhiều. Trong khi đó, thị trường của hạt gạo Việt Nam là Philippines và Indonesia, Malaysia… vẫn có nhu cầu cao.