Lịch Thi Xklđ Hàn Quốc

Lịch Thi Xklđ Hàn Quốc

Các buổi học hát cùng với giáo viên nước ngoài sẽ giúp học viên thoải mái hơn, có thêm những kiến thức mới làm động lực để học viên cố gắng học những bài sau đó

Ngày đăng ký thi xklđ Hàn Quốc EPS năm 2024 khi nào?

Kỳ thi tiếng Hàn Đợt 1 năm 2024 cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS sẽ được tổ chức như sau:

Người lao động đăng ký tham gia chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm:

Vòng 1: Thi năng lực tiếng Hàn (EPS – TOPIK)

Vòng 2: Kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.

Chỉ những người đạt Vòng 1 mới được tham dự Vòng 2.

1. Ngành, nghề tuyển chọn: Sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp

2. Dự kiến số lượng người đạt yêu cầu: 15.374 người (trong đó: ngành sản xuất chế tạo: 11.246 người; ngành xây dựng: 200 người; ngành nông nghiệp: 895 người; ngành ngư nghiệp: 3.033 người).

- Thời gian tiếp nhận đăng ký dự thi: 26/01 ~ 30/01/2024 (05 ngày, bao gồm Thứ bảy và Chủ nhật). Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo địa điểm đăng ký trước ngày 19/01/2024

- Thời gian tổ chức thi Vòng 1 (dự kiến): 05/03 ~ 14/06/2024

- Thời gian thông báo kết quả thi Vòng 1:

- Thời gian tổ chức thi Vòng 2 (dự kiến)

4. Thông báo về ca thi và địa điểm thi và kết quả

- Thông báo ca thi, địa điểm: Dự kiến 24/03/2024

Thời gian và địa điểm tổ chức thi sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/ thành phố, đồng thời thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ: http://www.colab.gov.vn.

5. Khoản tiền phải nộp khi đăng ký dự thi: số tiền Việt Nam tương đương với 28 USD.

6. Phương thức, nội dung thi tuyển

Vòng 1: Thi tiếng Hàn trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm

Xét theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp đối với những ứng viên đạt số điểm:

từ 110 điểm trở lên đối với ngành sản xuất chế tạo,

từ 80 điểm trở lên đối với ngành xây dựng/nông nghiệp

và từ 60 điểm trở lên đối với ngành ngư nghiệp.

Vòng 2: Kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.

- Đối tượng: người lao động được thông báo đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn - Vòng 1 sẽ được tự động đăng ký tham dự kiểm tra tay nghề.

+ Kiểm tra tay nghề (bắt buộc): Kiểm tra thể lực, phỏng vấn, kỹ năng làm việc.

7. Điều kiện đăng ký tham gia Chương trình:

- Từ 18 đến 39 tuổi (những người sinh trong khoảng thời gian từ ngày 27/01/1984 đến ngày 26/01/2006);

- Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc thì thời gian cư trú phải dưới 05 năm;

7.2 Điều kiện bổ sung đối với ngành nông nghiệp, ngư nghiệp

Người lao động phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau

(1) Đăng ký thường trú tại một trong các địa phương sau:

+ Tại 74 huyện nghèo và 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các huyện miền núi, vùng cao hải đảo theo Công văn số 930/BNV-CQĐP ngày 08/03/2021 của Bộ nội vụ;

+ Tại các tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu long: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

(3) Đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành nông nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.

Người lao động phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau:

(1) Người lao động thường trú tại các huyện ven biển và hải đảo, có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khoẻ và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển.

(2) Đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đối với các nghành nghề liên quan đến ngư nghiệp, có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khoẻ và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển.

(3) Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành ngư nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.

② Bản sao và file ảnh Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu)

③ 2 ảnh và file ảnh kích thước 3.5cm x 4.5 cm (được chụp trong vòng 3 tháng)

Mới đây, Bộ Lao động - Thương Binh và xã hội vừa ra cảnh báo người lao động cần cảnh giác với các thông tin cảnh cáo mời chào nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7.

Từ tháng 4/2022, Chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc trong các ngành nghề kỹ thuật (thị thực E7) trong đó có lao động lĩnh vực đóng tàu (thợ hàn, thợ sơn, thợ điện…) theo hướng tăng chỉ tiêu tiếp nhận và giảm yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý đã nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức  lại quảng cáo, mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề, thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7 dù không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.  Đây là việc làm không đúng quy định pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc.

Ông Lê Thanh Hà, Trưởng phòng Hàn Quốc, Tây Á, Châu Phi, Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, cho biết: "Tham gia vào những tổ chức đưa đi làm việc ở nước ngoài, nhưng không có chức năng dẫn đến việc đóng tiền vào làm hồ sơ sẽ mất nhiều thời gian, tiền của, công sức nhưng không đạt được kết quả như mong muốn".

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho hay, để lựa chọn được các lao động có kỹ năng, tay nghề, các doanh nghiệp của Hàn Quốc thường sẽ có cuộc khảo sát thực tế tại các đơn vị đào tạo ở Việt Nam. Vì vậy, người lao động cần cẩn trọng lựa chọn các đơn vị được cấp phép để tránh rủi ro.

Thị trường lao động Hàn Quốc hiện đang thiếu lượng lao động chất lượng cao rất lớn, đặc biệt là ngành đóng tàu, trong đó có sơn tàu, hàn tàu và điện. Do đó, để đi làm việc theo các ngành nghề này người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định mới của Hàn Quốc. Tuy nhiên,  hiện nay Hàn Quốc đã bãi bỏ chế độ phân chỉ tiêu tuyển dụng lao động E7 nước ngoài đối với ngành thợ hàn đóng tàu và thợ sơn đóng tàu. Việc bãi bỏ chỉ tiêu sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tuyển dụng được nhiều hơn lao động nước ngoài theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp không lệ thuộc vào chỉ tiêu được phân theo ngành nghề trước đây.

Theo đó, Cục Quản lý lao động đề nghị người có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành nghề kỹ thuật thị thực E7 (công nghệ, cơ khí, điện, điện tử, hàn,…) cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và có hợp đồng cung ứng lao động thị thực E7 được cơ quan quản lý chấp thuận để được tư vấn, hướng dẫn làm hồ sơ tuyển dụng.