The developer, Giang Pham Thi, indicated that the app’s privacy practices may include handling of data as described below. For more information, see the developer’s privacy policy.
Dữ Liệu Được Dùng Để Theo Dõi Bạn
Dữ liệu sau đây có thể được sử dụng để theo dõi bạn trên các ứng dụng và trang web do các công ty khác sở hữu:
Dữ liệu sau đây có thể được thu thập và liên kết với danh tính của bạn:
Dữ liệu sau đây có thể được thu thập nhưng không liên kết với danh tính của bạn:
Phương thức đảm bảo quyền riêng tư có thể khác nhau, chẳng hạn như dựa trên các tính năng bạn sử dụng hoặc độ tuổi của bạn. Tìm hiểu thêm.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đại học Huế (tiếng Anh: Hue University) là một trong ba hệ thống đại học vùng của Việt Nam, nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia, có trụ sở tại Huế, được đánh giá là một trong 10 trường/nhóm trường đại học tốt nhất tại Việt Nam,[4] là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam.[5]
Tiền thân của Đại học Huế là Viện Đại học Huế được thành lập năm 1957, là đại học đầu tiên và lâu đời nhất khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Có quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn nhất Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Đang hoàn thành đề án Đại học Quốc gia Huế theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị.[6]
Tháng 3 năm 1957 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế gồm 5 Trường đại học: Sư phạm, Văn khoa, Luật khoa, Hán học, và Khoa học. Trong niên khóa đầu có 358 sinh viên. đến năm 1960 thì sĩ số tăng lên 1431 sinh viên.[7] Năm 1959 mở thêm chương trình dự bị y khoa.[7]
Tháng 10 năm 1976 trên cơ sở các Trường đại học cũ, 3 trường đại học đã được thành lập ở Huế: Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Tổng hợp Huế (Hiện nay là Trường Đại học Khoa học Huế) và Trường Đại học Y khoa Huế. Năm 1983, ở Huế, Trường Đại học Nông Lâm Huế, nguyên là Trường Đại học Nông nghiệp II từ Hà Bắc chuyển vào. Tháng 4 năm 1994, theo nghị định 30/CP của chính phủ, Đại học Huế ra đời trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Sư phạm Huế - trường Đại học Tổng hợp Huế - trường Đại học Y khoa Huế - trường Đại học Nông Lâm Huế - trường Đại học Nghệ thuật Huế, đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học ở Huế. Từ đó đến nay, số lượng sinh viên và ngành nghề đào tạo liên tục phát triển.
Đại học Huế đã được nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba (1998), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2002), Huân Chương Độc lập hạng Nhất (2012) và nhiều danh hiệu khác.
Hệ thống Đại học Huế là một trong năm trung tâm đại học lớn nhất và đứng thứ hai cả nước về quy mô đào tạo, sau hệ thống đại học quốc gia.[10] Đại học Huế được thành lập cách đây 63 năm với 8 trường Đại học thành viên, gần 4000 giảng viên, nhân viên và đào đạo gần 90 nghìn sinh viên. Tính đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo của Đại học Huế được đánh giá rõ nét nhất: 147 ngành đào tạo đại học, 102 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 55 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, nhiều ngành đào tạo song ngữ Việt - Anh, 75 chuyên ngành đào tạo chuyên khoa cấp I, cấp II và bác sĩ nội trú với đầy đủ các lĩnh vực và nhóm ngành: sư phạm, y dược, nghệ thuật, nông-lâm-ngư, ngoại ngữ, kinh tế, luật, du lịch, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, luật, kỹ thuật công nghệ… Hàng năm có trên 70.000 người dự thi vào Đại học Huế. Tuy nhiên, những năm gần đây một số ngành đào tạo truyền thống tuyển sinh không đủ chỉ tiêu như các ngành nông lâm, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật...[11]... Để khắc phục tình trạng tuyển sinh, trong năm 2020, Đại học Huế mở nhiều ngành học mới theo xu thế phát triển của xã hội về kỹ thuật, công nghệ cao, y sinh, kinh tế, ngoại giao, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Quản trị và phân tích dữ liệu, Hộ sinh, Quản trị du lịch và Công nghệ giải trí. Tái cấu trúc ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Hiện nay, có gần 40.000 sinh viên hệ chính quy, khoảng 20.000 sinh viên hệ không chính quy và hàng chục ngàn sinh viên học theo hình thức đào tạo từ xa. Hàng năm có hơn 10.000 sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp.[11]
Đại học Huế lần đầu tiên có tên trong bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education năm 2023 với thứ hạng 1501+[12] Theo bảng xếp hạng khu vực của Quacquarelli Symonds (QS) năm 2023 thì Đại học Huế nằm trong nhóm 351 - 400 đại học tốt nhất châu Á và thứ 6 của Việt Nam.[13] Ở bảng xếp hạng Scimago Institutions Rankings năm 2022, Đại học Huế xếp thứ 727 thế giới và 17 Việt Nam[14] Còn theo bảng xếp hạng Webometrics tháng 7 năm 2022, Đại học Huế đứng thứ 13 tại Việt Nam.[15]
Nghiên cứu khoa học & Bài báo quốc tế
Liên tục trong các năm từ 2018 đến 2021, số lượng công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục WoS Core Collection của Đại học Huế luôn xếp thứ 2 trong các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, Đại học Huế có hơn 4000 giảng viên và nhân viên. Trong đó 3800 có biên chế và gần 1000 người có hợp đồng lao động; 3000 cán bộ giảng dạy, 328 giáo sư và phó giáo sư, 35 giáo sư danh dự nước ngoài, 900 tiến sĩ, 1.482 thạc sĩ, 1861 giảng viên cao cấp và giảng viên chính, và hơn 75 nhà giáo ưu tú và thầy thuốc ưu tú, 27 chuyên khoa 1,2. Đại học Huế có số lượng giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ hàng đầu khu vực Miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam
Hiện tại, Đại học Huế có 3 khoa trực thuộc là: