Địa chỉ: Tầng 1 tòa nhà liên cơ quan, đường Nguyễn Chí Thanh, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Kinh nghiệm du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn chi tiết nhất
Mẫu Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn với nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng cùng cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp. Nếu muốn đảm bảo sức khỏe để vui chơi bạn có thể đi oto tới trung tâm thành phố Lạng Sơn rồi mới thuê xe máy hoặc taxi di chuyển tới Mẫu Sơn. Bên cạnh đi xe khách thì bạn có thể đi xe máy nếu đam mê khám phá những cung đường tuyệt vời của Việt Nam.
Khi tới Mẫu Sơn du lịch bạn nên đặt phòng trước ở nhà bởi nếu đi vào mùa du lịch thì có thể bạn sẽ khó khăn trong việc tìm khách sạn đó nhé. Tuy số lượng khách sạn ở Mẫu Sơn khá đông nhưng do khí hậu nơi này quanh năm ẩm nên nhiều khách sạn có tình trạng ẩm mốc. Nhiều khách sạn chăn chiếu cũng có mùi ẩm mốc nên nếu không quen thì bạn có thể mang theo túi ngủ cá nhân hoặc chăn mỏng để ngủ nhé.
Là một huyện mièn núi của Lạng Sơn với nhiều dân tộc thiểu số sinh sống thì ẩm thực của Mẫu Sơn khá đa dạng. Những món ăn mang đậm hương vị núi rừng luôn khiến du khách yêu thích, có một số món đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi đến với Mẫu Sơn như: lợn quay mắc mật, ếch hương, gà sáu cựa nướng, đào tiến vua…Đây là những món ăn nổi bất của Mẫu Sơn nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn, nếu bạn muốn thưởng thức thì có thể liên hệ với khách sạn để nhờ họ làm trước, khi đến nơi là có thể ăn ngay. Bên cạnh ăn thì bao giờ cũng có chơi đi kèm, đến với Mẫu Sơn mà không tận hưởng thiên nhiên nơi đây thì sẽ là một thiếu sót rất lớn đó nhé. Một số điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Mẫu Sơn: Một số bản của người Dao, suối Long Đầu, Linh địa cổ Mẫu Sơn, Hầm mộ đá, núi Phặt Chỉ…
Còn đợi gì nữa mà không cùng bạn bè của mình đến ngay với Mẫu Sơn xinh đẹp để khám phá những điều thú vị nơi đây sau khi tham khảo xong bài cẩm nang: “Kinh nghiệm du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn mới nhất” của chúng tôi nhỉ? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0989 552 520 – 0904 708 218 để chuyến du lịch Lạng Sơn đáng nhớ nhất nhé.
Hướng dẫn cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu
Căn cứ Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ quy định về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an hướng dẫn về việc cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu.
Điều 2. Điều kiện cấp Giấy phép xuất nhập cảnh
Người nước ngoài xin cấp giấy phép xuất nhập cảnh phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có Thẻ thường trú do cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp.
2. Không có hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
3. Không thuộc diện bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Thời hạn và giá trị sử dụng của Giấy phép xuất nhập cảnh
1. Giấy phép xuất nhập cảnh (tên tiếng Anh là Exit and Entry Permit - mẫu N18 kèm theo) cấp riêng cho từng người, có thời hạn ngắn hơn thời hạn phải đổi Thẻ thường trú ít nhất 01 tháng và không được gia hạn.
2. Giấy phép xuất nhập cảnh không có giá trị thay thế hộ chiếu, không xác định quốc tịch của người được cấp.
3. Người mang Giấy phép xuất nhập cảnh kèm theo Thẻ thường trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trong thời hạn của Giấy phép.
Điều 4. Thủ tục, nơi tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết cấp Giấy phép xuất nhập cảnh
- 01 tờ khai theo mẫu N17A (ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản chụp (không cần chứng thực) Thẻ thường trú do Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp kèm theo bản chính để người nhận kiểm tra, đối chiếu;
- 02 ảnh cỡ 4 x 6cm mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai.
2. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy phép xuất nhập cảnh nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài thường trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét cấp Giấy phép xuất nhập cảnh.
4. Người đề nghị cấp lại Giấy phép xuất nhập cảnh do hết hạn sử dụng, hư hỏng phải làm hồ sơ mới, nếu bị mất phải kèm theo Tờ khai mất Giấy phép xuất nhập cảnh theo mẫu N17B (ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 5. Lệ phí cấp Giấy phép xuất nhập cảnh
Người được cấp Giấy phép xuất nhập cảnh phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 6. Việc thu hồi Giấy phép xuất nhập cảnh
1. Giấy phép xuất nhập cảnh bị thu hồi trong trường hợp người được cấp giấy phép bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố thực hiện việc thu hồi Giấy phép xuất nhập cảnh.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Thông tư này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm:
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan và người nước ngoài thực hiện Thông tư này.
- Phối hợp với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của các nước biết, tạo điều kiện cho người được cấp Giấy phép xuất nhập cảnh.
- In, quản lý ấn phẩm trắng Giấy phép xuất nhập cảnh và các mẫu N17A, N17B ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thực hiện kiểm tra, thống kê nhà nước về việc cấp Giấy phép xuất nhập cảnh.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2011 và thay thế Quyết định số 679/2007/QĐ-BCA-A11 ngày 20/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý “Giấy phép xuất nhập cảnh”.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để có hướng dẫn kịp thời./.