Việc châu Âu mạnh dạn từ bỏ nguồn năng lượng hóa thạch từ Nga gây ra hoài nghi. Đặc biệt, châu lục này nhẹ nhàng vượt qua khủng hoảng năng lượng mùa đông 2023 càng củng cố thêm quan điểm rằng cấm vận dầu Nga chỉ là cách gọi khác của một chiến lược ép giá được tính toán kỹ lưỡng.
Nga sản xuất, xuất khẩu dầu lớn ra sao?
Nga là thành viên của nhóm OPEC+, bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác. Nga là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai trong số các thành viên OPEC +, chỉ đứng sau Saudi Arabia, chẳng hạn bơm hơn 9,7 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 10-2022, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).
Nga cũng là nước xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới ra thị trường toàn cầu và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai sau Saudi Arabia. Trước khi áp lệnh trừng phạt, các quốc gia châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã nhập khẩu 34% lượng dầu của họ từ Nga vào tháng 11-2021 (thời điểm Nga xuất khẩu 7,8 triệu thùng mỗi ngày).
Những tháng qua các nước phương Tây đã hợp lực siết chặt nguồn thu từ dầu mỏ của Nga bằng nhiều cách từ cấm vận cho tới áp giá trần, trong khi Nga cũng tung ra các đòn đáp trả. Hiện nay một số nhà kinh tế đề xuất áp giá trần 30 USD/thùng để gây khủng hoảng cho Nga. Trong lúc đó, châu Âu cũng phải tìm các nguồn cung khác để lấp khoảng trống mà Nga để lại.
Nguồn cung dầu cho Ấn Độ sẽ tăng đáng kể nhờ thỏa thuận giữa nhà máy lọc dầu hàng đầu nước này Indian Oil Corp và nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga Rosneft.
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tên của các lục địa và vị trí địa lý của chúng, nhưng không phải ai cũng biết lịch sử đằng sau những cái tên này.
Nếu bạn là người châu Âu, bạn chắc không dành nhiều thời gian để suy ngẫm về tên của lục địa của bạn và nếu bạn đang sống ở một nơi khác trên thế giới, bạn chỉ đơn giản cho rằng Châu Âu là - Châu Âu.
Nhưng khi nào và bằng cách nào chúng ta đặt tên cho lục địa Châu Âu? Câu trả lời có thể tìm thấy trong lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Khoảng 700 năm trước công nguyên, cụm từ châu Âu được dùng phổ biến để ám chỉ các lục địa của Hy Lạp.
Từ Châu Âu có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "eurys" và "ops". "Eurys", có nghĩa là "rộng" và là một từ tôn giáo đồng nghĩa với trái đất và "ops" có nghĩa là "mặt". Châu Âu có nghĩa là "mặt đất".
Vào thời điểm đó, tôn giáo Hy Lạp chịu ảnh hưởng của các tôn giáo ở Trung Đông, trong đó Trái Đất đóng một vai trò quan trọng trong việc thờ phượng vị thần sinh sản.
Các sự kiện lịch sử cổ đại khác
Khoảng 500 năm TCT, phần phía bắc của Hy Lạp thường được gọi là Châu Âu và ngay sau đó tên này được áp dụng không chỉ đối với Hy Lạp, mà cả toàn bộ lục địa.
Theo một lý thuyết khác, được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu, từ Châu Âu có nguồn gốc từ tiếng Semitic "erebu", có nghĩa là "hoàng hôn". Điều này là bởi vì khi chúng ta nhìn từ phía Trung Đông, mặt trời lặn ở châu Âu.
Tương tư như vậy, người ta có thể nói rằng cái tên Châu Á bắt nguồn từ từ "asu", có nghĩa là "bình minh".
Ngoài ra, trong thần thoại Hy Lạp, Europa là một công chúa người Phoenicia, bị bắt cóc bởi thần Zeus cải trang thành một con bò đực.
Cô đã được đưa tới Crete, nơi cô sinh ra Minos, người đã trở thành Vua của Crete.