Cá Nhân Cho Thuê Nhà Có Phải Nộp Thuế Không

Cá Nhân Cho Thuê Nhà Có Phải Nộp Thuế Không

Cho thuê nhà, mặt bằng kinh doanh khá phổ biến nhưng không mấy chủ nhà biết đến việc nộp thuế. Cụ thể, theo quy định cá nhân cho thuê nhà phải nộp thuế gì?

Cá nhân cho thuê nhà nghỉ có phải đóng thuế GTGT?

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh (trừ một số trường hợp đặt biệt) mà có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật.

Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

- Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

- Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

- Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

- Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế

Mặt khác, theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh ngành nghề dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cả cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí phải chịu thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định với mức thuế suất cụ thể như sau:

Lưu ý: Hoạt động lưu trú trên đây không bao gồm hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì ngành nghề dịch vụ lưu trú trong đó bao gồm cho thuê nhà nghỉ thuộc ngành nghề phải chịu thuế GTGT và thuế TNCN.

Do đó: Trường hợp bạn là cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh cho thuê nhà nghỉ, mà có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định.

Nên việc cán bộ đăng ký kinh doanh có thông tin cho bạn biết về việc nếu bạn có doanh thu từ cho thuê nhà nghỉ trên 100 triệu/năm thì bạn phải đóng thuế TNCN và thuế GTGT là phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Các cá nhân này sẽ tìm hiểu và báo cáo tình hình thị trường Singapore cho Công ty, tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của Công ty, mọi hoạt động, công việc đều được các cá nhân này thực hiện tại Singapore.

Công ty hiểu rằng, dịch vụ mà các cá nhân này cung cấp cho Công ty không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC vì là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thực hiện dịch vụ cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Do đó, khi trả phí dịch vụ cho các cá nhân này, Công ty không có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân này.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ y tế Mednovum hỏi, cách hiểu và áp dụng của Công ty như trên có đúng quy định pháp luật Việt Nam hay không?

Trong trường hợp cách áp dụng nêu trên là đúng, Công ty cần thực hiện thủ tục gì và theo quy định nào để thuộc đối tượng không áp dụng của Thông tư 103/2014/TT-BTC? Công ty có cần nộp cho cơ quan thuế giấy tờ chứng minh cá nhân theo Khoản 4, Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC là cá nhân kinh doanh hay không?

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Điều 1 Chương I Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam quy định về đối tượng áp dụng:

“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của hợp đồng nhà thầu”.

Khoản 4, Điều 2 Chương I Thông tư 103/2014/TT-BTC nêu trên quy định về đối tượng không áp dụng:

“4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

… - Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

… - Xúc tiến đầu tư và thương mại;

- Môi giới: Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng dịch vụ với một số cá nhân cư trú tại Singapore để xúc tiến đầu tư và thương mại tại Singapore, các cá nhân này sẽ tìm hiểu, báo cáo thị trường, tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của Công ty tại thị trường Singapore (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet) thì không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư 103/2014/TT-BTC.

Công ty cần có chứng từ chứng minh hoạt động thuê quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại tại thị trường Singapore để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty như: Hợp đồng dịch vụ ký với các cá nhân cư trú tại Singapore; báo cáo kết quả tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của Công ty tại thị trường Singapore của các cá nhân theo nội dung hợp đồng đã ký kết; chứng từ chuyển tiền cho các cá nhân và các chứng từ khác có liên quan.

Nhận diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC đối tượng áp dụng gồm: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam…

Thông tư cũng quy định: “Hộ kinh doanh” là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đãng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

“Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất vê tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên. Cụ thể: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.

Theo hướng dẫn tại thông tư, nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thông tư 40/2021/TT-BTC: Cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu không phải nộp thuế. Ảnh minh họa/Internet

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho 1 người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Thông tư cũng nhấn mạnh vai trò kiểm tra của của cơ quan nhà nước chuyên ngành, theo đó Tổng cục Thuế có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc cơ quan thuế, người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Cục Thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra Chi cục Thuế, người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đồng thời, các Chi cục Thuế có trách nhiệm thực hiện kiểm tra định kỳ, theo kế hoạch tại trụ sở cơ quan thuế trên cơ sở dữ liệu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức có liên quan. Đối với những trường hợp rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.

Thông tư 40/2021/TT-BTC được ban hành sẽ giúp cho cơ quan thuế quản lý thuế tốt hơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Đồng thời, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước./.